Thầy giáo vùng cao dạy bài giảng hay cho học trò thành phố

13 năm trong nghề quen với phấn trắng, bảng đen, nhưng chỉ sau 5 tháng sử dụng Viettel Study, một thầy giáo tại huyện vùng cao Na Hang, Tuyên Quang, bất ngờ có thêm thu nhập hàng triệu đồng từ bài học do mình soạn giảng.

Giáo cụ mới của người thầy ở huyện vùng cao

Cách thành phố Tuyên Quang 110 Km, Na Hang là huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh với đa số là người dân tộc Tày. Gia cảnh khó khăn, nhiều em “tiếng Kinh còn chưa sõi” là khó khăn chung mà các thầy cô giáo ở đây phải đối mặt khi quyết định gắn bó với học sinh vùng cao.

Có lẽ, với giáo viên thành thị, việc áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy đã trở thành phổ biến, máy tính, smartphone với cả giáo viên và học sinh thành thị đã trở thành phổ cập. Việc sử dụng các trang mạng xã hội, các ứng dụng học tập trực tuyến, để giáo viên và học sinh liên lạc với nhau đã trở thành quen thuộc như “cơm bữa”. Nhưng ở đây, mọi chuyện hoàn toàn khác.

Thầy giáo vùng cao dạy bài giảng hay cho học trò thành phố - Ảnh 1.

THPT Na Hang là ngôi trường nằm ở thị trấn Na Hang, cơ sở vật chất ổn định, có phòng tin học được kết nối mạng. Mặc dù vậy, thầy Phạm Văn Đĩnh, sinh năm 1977, là người giáo viên đầu tiên của trường tiếp cận với mạng xã hội học tập Viettel Study và mới chỉ cách đây 6-7 tháng.

ViettelStudy là dự án giáo dục trực tuyến được đề xuất và thiết kế bởi Viettel với sự tham gia xây dựng của nhiều chuyên gia giáo dục, và nội dung của nhiều nhà giáo, nhà trường, và các cấp quản lý giáo dục.

Giáo viên có thể dạy học thông qua nhiều tư liệu khác nhau với các định dạng phong phú: word, pdf, powerpoint, video, video 2 màn hình, mp3… hoặc định dạng của các bài giảng điện tử từ các phần mềm đang được sử dụng phổ biến hiện nay.

Họ có thể tạo ra bài giảng của mình từ việc tích hợp các tư liệu đã có sẵn một cách thuận tiện, hoặc có thể tạo các lớp học tương tác trực tiếp của riêng mình với nhiều tính năng hỗ trợ cho việc theo dõi quá trình học tập, trao đổi thảo luận với học sinh.

Cách làm đề thi mới của thầy giáo vùng cao

“45 phút mỗi tiết học nhưng có quá nhiều kiến thức cần truyền đạt cho học sinh khiến cả thầy và trò đều mệt. Thầy lo lắng vì không thể dạy hết bài, trò mệt vì làm sao tiếp thu được hết lượng kiến thức chỉ trong thời gian ngắn. Bởi vậy, Viettel Study đã giúp tôi phần nào giải quyết được bài toán này”, thầy giáo Phạm Văn Đĩnh chia sẻ.

Thầy giáo vùng cao dạy bài giảng hay cho học trò thành phố - Ảnh 2.

Lợi thế là giáo viên tin học, thầy Phạm Văn Đĩnh rất hào hứng khi được tiếp cận với công nghệ dạy học trực tuyến. Sau khi được hướng dẫn, thầy Đĩnh bắt đầu xây dựng các đề thi trên trang cá nhân được lập trên ViettelStudy.vn.

Thầy rất tâm đắc với tư duy thiết lập hệ thống của ViettelStudy khi quan niệm các bạn học sinh cần phải thi trong quá trình học tập cũng như việc cần “khám sức khoẻ định kỳ”. Bởi vậy, trong tính năng tạo các đề thi, ViettelStudy đã thiết kế các modun “phòng khám” không chỉ để “khám” mà còn giúp học sinh “điều trị” thông qua việc “kê đơn thuốc” (nhiều cuộc thi trên Internet hiện nay mới chỉ “khám sức khoẻ” mà không “kê đơn”).

Nhiều hình thức tạo cuộc thi trực tuyến trên ứng dụng này như câu hỏi trắc nghiệm có 4 phương án, điền từ (số), sắp xếp câu và tự luận. Giáo viên dùng các tính năng tạo đề thi, cuộc thi trên ViettelStudy để tạo các đề thi một cách thuận lợi. Ứng dụng này giúp giáo viên mất ít thời gian hơn nhờ hệ thống đã có sẵn các tính năng để giáo viên cung cấp các câu hỏi thi theo chủ đề sau đó giáo viên có thể lựa chọn cho đề thi của mình.

Các loại đề thi mà giáo viên có thể sử dụng như đề khảo thí độc lập, đề thi tự do, đề thi “hẹn giờ” giúp học sinh có thể dễ dàng tìm được đề thi phù hợp với nhu cầu của bản thân. Các đề thi được thiết kế dưới dạng như một bài thi thật có đồng hồ tính giờ và thí sinh có thể biết đáp án hoặc điểm số ngay sau khi hoàn thành bài thi với đề thi trắc nghiệm (giáo viên không phải chấm). Với các đề thi tự luận hoặc có một phần tự luận, bài thi sẽ được chấm trực tiếp bởi các thầy cô.

“Đề thi đầu tiên gồm 60 câu hỏi, tôi mất 2-3 ngày mới làm xong, từ khâu tổng hợp, lựa chọn câu hỏi hấp dẫn, đến việc tạo đề, gọi điện nhờ các bạn ở Viettel Tuyên Quang tư vấn cách làm”, thầy giáo này nhớ lại. Khi đã làm quen, thầy Đĩnh nhận định Viettel Study khá thân thiện, các giáo viên không cần phải có chuyên môn sâu về tin học vẫn có thể sử dụng sau khi được hướng dẫn.

Và niềm vui đến bất ngờ

Mong muốn nhiều học sinh trong trường sẽ được tiếp cận với công nghệ mới, nên ngoài thời gian giảng dạy, thầy Phạm Văn Đĩnh tranh thủ giờ nghỉ trưa và những tiết trống để xây dựng trang dạy học cá nhân. Bất ngờ lớn nhất với thầy giáo này là ngoài những học sinh trong trường được anh hướng dẫn cách học trên Viettel Study, nhiều học sinh trường khác tại Tuyên Quang, thậm chí Hưng Yên đã gọi điện sau khi xem bài giảng của anh.

Thầy giáo vùng cao dạy bài giảng hay cho học trò thành phố - Ảnh 3.

“Một học sinh ở Hưng Yên đã gọi điện cho tôi và nói: “Thầy giảng bài hay quá thầy ạ. Em rất thích các bài giảng và đề thi của thầy”. Điều đó khiến tôi rất xúc động”.

Thời gian tới, mong muốn của thầy giáo này là tiếp tục làm phong phú trang cá nhân của mình trên ViettelStudy với nhiều đề thi, bài giảng trực tuyến dành cho học sinh các khối lớp.

Ngoài các đề thi miễn phí, thầy giáo này bắt đầu thử nghiệm xây dựng bài giảng và đề thi có tính phí từ 10.000 đồng đến 100.000 đồng. Với nội dung hấp dẫn, các bài giảng và đề thi mặc dù có tính phí của thầy Phạm Văn Đĩnh được nhiều học sinh ở các tỉnh thành khác đăng ký vào học và thầy có thêm thu nhập nhờ Viettel Study. Khi thấy tài khoản của mình tăng thêm vài triệu đồng, thầy Đĩnh khá bất ngờ bởi anh không kỳ vọng nhiều vào việc thu tiền mà chỉ làm thử đề thi có phí… cho vui.

Mặc dù biết để lan toả cách học mới ở chính ngôi trường của mình lại không dễ dàng bởi phần lớn học trò của anh là người dân tộc, điều kiện kinh tế khó khăn nhưng thầy Phạm Văn Đĩnh không bỏ cuộc. “Tôi gọi các em đến phòng tin học để trực tiếp hướng dẫn dù không được phân công tiết dạy, các em không thể học tại nhà thì vẫn có thể tự luyện các bài học tại trường. Nếu ứng dụng này có thể dùng offline, không cần mạng các em vẫn có thể học, làm đề thi thử thì tốt biết mấy”, thầy Đĩnh chia sẻ.