Cơ quan hàng không vũ trụ (NASA) đang tích cực triển khai dự án “tái chế” phân người thành thực phẩm để cung cấp cho các phi hành gia trong thời gian dài.
Sau khi tận hưởng tiếng gọi của thiên nhiên, hãy nhẹ nhàng nhấn nút vệ sinh và sau đó trở lại cuộc sống, làm việc bình thường với một tiếng thở dài sảng khoái – đây là quá trình mà hầu hết mọi người đều hoàn thành khi tuân theo cơ chế sinh học tự nhiên.
Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải của thành phố sẽ xử lý chất thải chúng ta đã thải ra và đưa nó trở lại tự nhiên ở mức an toàn. Tuy nhiên, trong không gian, mọi thứ phổ biến khi ở trên mặt đất đều trở nên khá phức tạp và đi vệ sinh cũng không ngoại lệ.
Mới đây, các nhà khoa học cũng đã tiết lộ về một dự án mang tên “Sinh học nhân tạo trong việc tái chế chất thải con người”, cụ thể họ hy vọng rằng những thứ mà các phi hành gia đã thải ra sẽ được đưa trở lại miệng của chính họ sau khi xử lý.
Và tất nhiên, các nhà khoa học sẽ không để những phi hành gia phải ăn trực tiếp phân của chính mình…
Trạm không gian quốc tế (ISS).
Hiện tại, tàu vũ trụ duy nhất có thể hỗ trợ các phi hành gia ở lại vũ trụ trong một thời gian dài là Trạm không gian quốc tế (ISS). Ở đó, tàu vũ trụ chở hàng sẽ ghé thăm thường xuyên và mang theo những vật dụng cần thiết.
Tuy nhiên, kể từ khi NASA chấm dứt dự án tàu con thoi năm 2011, đội phi hành gia đang sống trên Trạm không gian quốc tế (ISS) phải phụ thuộc vào các tàu vận chuyển thương mại như SpaceX và Orbital Sciences, cũng như chương trình vận chuyển của các nước khác.
Nhưng trên thực tế, việc đưa thực phẩm, đồ dùng thức yếu lên vũ trụ không phải lúc nào cũng diễn ra suôn sẻ, và khi quay trở lại mặt đất, những chiếc tàu chở hàng này sẽ đem theo rác từ vũ trụ, bao gồm cả chất thải của những phi hành gia được đóng gói.
Trước khi được đóng gói, nó sẽ được ổn định bởi các chất oxy hóa có tính axit và mạnh và sẽ được sấy khô, nhưng quá trình tương đối phức tạp và tốn kém.
Nhà vệ sinh trên Trạm không gian quốc tế (ISS).
Còn khi muốn rời khỏi quỹ đạo Trái đất tiến xa hơn ra ngoài không gian, ví dụ như tới gần Sao Hỏa thì việc cung cấp thực phẩm sẽ trở thành một vấn đề cực kì nan giải.
Mất khoảng chín tháng để các phi hành gia di chuyển quỹ đạo lên Sao Hỏa, đồng nghĩa với đó là việc tiếp tế lương thực cũng sẽ mất một khoảng thời gian tương ứng, nhưng do điều kiện kỹ thuật hoặc hạn chế về tài chính, rất có thể việc tiếp nhận nguồn cung cấp từ Trái đất trong hành trình dài này sẽ gặp không ít khó khăn.
Chính vì vậy, NASA luôn tìm mọi cách thức để có thể thay thế phương pháp truyền thống cung cấp thực phẩm cần thiết qua tàu vận chuyển.
Do đó, chất thải được tái chế để sản xuất thực phẩm trong chuyến bay vào vũ trụ đã trở nên vô cùng cấp thiết. Ngoài việc lên Sao Hỏa, tầm quan trọng của công việc này có thể hỗ trợ khi con người bay xa hơn vào hệ mặt trời và thậm chí bay ra khỏi hệ mặt trời.
Trong một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu do NASA tài trợ tại Đại học Pennsylvania, các nhà khoa học đã phát hiện hai loại vi khuẩn có thể giúp con người hoàn thành công việc biến chất thải thành “kho báu”.
Hai vi khuẩn này, một loại chịu trách nhiệm sản xuất khí metan và khí nitơ từ phân thông qua quá trình phân hủy kỵ khí và loại vi khuẩn con lại sẽ lại tạo ra protein và chất béo từ những phần còn lại.
Cuối cùng, các phi hành gia sẽ ăn thức ăn được sản xuất bởi những vi khuẩn này. Trong thí nghiệm hiện tại, đặc điểm của thực phẩm này có dạng cô đặc như những miếng cao quy linh và có mùi vị không quá tệ.
Loại thực phẩm này sở hữu một tỷ lệ dinh dưỡng khá tốt đối với cơ thể của các phi hành gia khi nó chứa 52% protein và 36% chất béo.
Trên thực tế việc tái chế này không phải là vấn đề mới, trước đó những phi hành gia đã được sử dụng nước uống được tái chế từ chính nước tiểu của mình, nhưng vấn đề căng thẳng nhất đó chính là tâm lý của những phi hành gia, hay thử tưởng tượng mà xem, bạn sẽ nghĩ gì khi cầm lên miếng đồ ăn, cho vào mồm và ăn chúng trong khi biết rõ chúng được làm từ phân của chính mình?