Hoa bỉ ngạn hóa ra lại có truyền thuyết đau buồn và lâm li bi đát đến như vậy.
“Độ ta không độ nàng” đang là bài hát có sức ảnh hưởng và phủ sóng khắp mạng xã hội khi đi tới đâu cũng nghe thấy giai điệu thánh thót và dòng hastag cực trending này. Lời bài hát là dòng độc thoại của một vị hòa thượng đa tình, dù đã rũ bỏ hồng trần nhưng trái tim thì không thể làm ngơ trước tình yêu. Tuy nhiên, bởi đã xuống tóc đi tu không thể nào vấn vương tình ái nên nỗi vướng bận của chàng mới ngày càng sâu đậm.
Có người con gái yêu hòa thượng nhưng chàng lại suy nghĩ rằng mình đã xuất gia, đoạn tuyệt mọi cố chấp chốn hồng trần, không biết tại sao nàng ấy vẫn chưa thấu hiểu được nhân tình thế thái trần gian, vẫn đau khổ mong chờ chàng quay trở về. Cho đến cuối cùng thì nàng không thể chờ được người trong lòng hoàn tục mà phải rời xa nhân gian trong sự cô đơn, đau khổ.
Cốt truyện “độ ta không độ nàng” lấy đi nước mắt của biết bao nhiêu người nhưng thật sự thì bài hát ngoài yếu tố nội dung ra thì những hình trượng trong đó cũng khiến cho người nghe phải nức nở mãi không thôi. Những cây bồ đề, hoa bỉ ngạn, hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình… đều đưa người ta đến một thế giới mà ở đó vạn vật thứ gì cũng có tri giác và biết nhớ nhung.
Cây bồ đề thì đã nghe nhiều lần nhưng đoạn bài hát có hình ảnh hoa bỉ ngạn thì có lẽ nhiều người còn thấy lạ lẫm. Vậy hoa bỉ ngạn là loại hoa như thế nào, có ý nghĩa ra sao mà lại xuất hiện trong bài hát đầy u sầu này?
“Chùa này không thấy bóng nàng
Bồ đề chẳng muốn nở hoa
Dòng kinh còn lưu vạn chữ
Bỉ ngạn phủ lên mấy thu”
Ý nghĩa của hoa bỉ ngạn
Hoa bỉ ngạn là loài hoa đẹp, có thật ngoài đời và có nhiều màu. Hoa màu trắng gọi là Mạn Đà La Hoa, màu đỏ gọi là Mạn Châu Sa Hoa, nhưng phổ biến nhất là màu đỏ. Cây hoa có những cánh hoa vươn dài từ mặt đất và thường mọc thành chùm lạ mắt.
Điểm nổi bật của bỉ ngạn chính là những bông hoa mọc thành từng chùm lạ mắt, khi nở xòe ra mọi hướng như muốn đón lấy tất cả tinh túy của trời đất. Và thêm một điều thú vị nữa là một khi cây ra hoa thì lá sẽ không phát triển nữa, có lá thì lại không có hoa nên hoa và lá cây bỉ ngạn muôn đời không bao giờ được gặp nhau.
Dù mọc ở nhiều nơi trên thế giới nhưng ở mỗi quốc gia, hoa bỉ ngạn lại có những ý nghĩa khác nhau. Với người Nhật Bản, hoa mang ý nghĩa là hồi ức đau thương, Triều Tiên là nhớ về nhau, Trung Quốc là ưu mỹ thuần khiết, cũng là sự phân ly, khổ đau, vẻ đẹp của cái chết. Ý nghĩa phổ biến nhất là loài hoa này đại diện cho sự chia ly, tuyệt vọng, nhiều người còn hiểu ý nghĩa hoa là “hồi ức đau thương”.
Theo truyền thuyết người ta hay kể rằng hoa bỉ ngạn là loài hoa duy nhất mọc dưới đường xuống hoàng tuyền, khi linh hồn trước khi đi qua cầu Nại Hà bắc ngang bờ Vong Xuyên, sẽ gửi toàn bộ ký ức của mình cho hoa bỉ ngạn. Dù là đau khổ tuột cùng hay yêu thương thắm thiết hoa bỉ ngạn đều thu nhận những hồi ức đó.
Hoa bỉ ngạn thường nở vào xuân phân.
Củ của hoa bỉ ngạn rất độc. Truyện kể rằng, có một người vì đói quá đã ăn củ hoa bỉ ngạn và qua đời ngay sau đó. Đây cũng là lý do người ta tin rằng hoa bỉ ngạn là cửa ngõ đi vào thế giới của những người đã chết, là nơi trú ngụ của những linh hồn lưu lạc.
Truyền thuyết về hoa bỉ ngạn
Có một loài hoa rất đặc biệt mang một cái tên rất độc đáo Hoa Bỉ Ngạn. Bảo vệ bên cạnh Bỉ Ngạn hoa là hai yêu tinh, một người tên là Mạn Châu, một người tên là Sa Hoa. Bọn họ đã canh giữ Bỉ Ngạn hoa suốt mấy nghìn năm nhưng trước giờ chưa từng tận mắt nhìn thấy đối phương. Bởi vì lúc hoa nở nhìn không thấy lá; khi có lá lại không thấy hoa. Giữa hoa và lá, cuối cùng cũng không thể gặp nhau, đời đời lầm lỡ. Thế nhưng, bọn họ điên cuồng nhung nhớ đối phương, và bị nỗi đau khổ hành hạ sâu sắc.
Cuối cùng có một ngày, bọn họ quyết định làm trái quy định của thần, lén gặp nhau một lần. Thần biết được đã trách tội 2 yêu tinh. Mạn Châu và Sa Hoa bị đánh vào luân hồi, và bị lời nguyền vĩnh viễn không thể ở cùng nhau, đời đời kiếp kiếp ở nhân gian chịu đựng nỗi đau khổ. Kể từ đó về sau, Mạn Châu Sa Hoa chỉ nở trên con đường Hoàng Tuyền, hoa có hình dạng như những cánh tay hướng về thiên đường để cầu khẩn, mỗi khi Mạn Châu và Sa Hoa luân hồi chuyển thế, trên con đường Hoàng Tuyền ngửi thấy mùi hương của Bỉ Ngạn hoa thì có thể nhớ lại bản thân ở kiếp trước, sau đó thề không bao giờ chia lìa nữa nhưng vẫn lần nữa bị lời nguyền kéo vào.
theo TH