Theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP, tiền lương công chức, viên chức được tính bằng công thức sau: Tiền lương = Lương cơ sở x Hệ số lương.
Trong đó, hệ số lương hiện hưởng đang được quy định cụ thể tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP theo nguyên tắc công chức được bổ nhiệm vào ngạch nào thì được xếp lương theo ngạch đó.
Mức lương cơ sở hiện đang áp dụng là 1,49 triệu đồng/tháng theo Nghị định 38/2019/NĐ-CP. Tuy nhiên, vào ngày 11/11/2022, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước trong đó có nội dung về tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,8 triệu đồng/tháng từ 1/7/2023.
Từ ngày 1/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng.
Đồng thời, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định về mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng từ ngày 1/7. Như vậy, công thức tính lương của công chức sẽ được tính theo hai giai đoạn khác nhau như sau:
Lương công chức đến hết ngày 30/6 = Lương cơ sở 1,49 triệu đồng/tháng x hệ số.
Lương công chức từ ngày 1/7 = Lương cơ sở 1,8 triệu đồng/tháng x hệ số.
Ví dụ, với công chức loại A1 có hệ số lương khởi điểm là 2.34.
Nếu tính theo mức lương cơ sở hiện hành 1,49 triệu đồng thì tiền lương nhận được là 3,486 triệu đồng/tháng. Còn nếu tính theo mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng từ ngày 1/7 thì tiền lương có thể lên tới 4,212 triệu đồng/tháng.
Như vậy, nếu tính theo mức lương cơ sở mới thì dự kiến thu nhập với công chức trong trường hợp này tăng tới 725.400 đồng/tháng.
Đây được xem là cách tính lương “cơ bản” với mỗi công chức bởi ngoài lương, công chức còn được hưởng phụ cấp. Tuy nhiên, không phải ai cũng được hưởng các khoản phụ cấp giống nhau.
Chi tiết bảng lương công chức từ 1/7:
Quốc Bảo
Nguồn Pháp luật Plus, Báo Pháp Luật Việt Nam: https://www.phapluatplus.vn/nha-nuoc-va-phap-luat/chi-tiet-cach-tinh-tien-luong-cong-chuc-sau-khi-luong-co-so-tang-len-18-trieu-dong-d193711.html