Bác sĩ cho biết nếu như không được điều trị kịp thời và đúng hướng, bệnh viêm dạ dày lâu ngày có thể dẫn đến ung thư dạ dày, đặc biệt khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn HP.
Viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi dạ dày bị viêm hoặc sưng. Viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hoặc kéo dài (viêm dạ dày mạn tính).
Thật ra, đây là bệnh không nguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tích cực sau khi điều trị. Tuy nhiên, về lâu dài, nếu như viêm dạ dày mạn tính không được điều trị đầy đủ sẽ làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, đặc biệt là khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Helicobacter pylori.
Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm dạ dày có thể là do uống rượu quá nhiều, nôn mửa mạn tính, căng thẳng hoặc sử dụng những loại thuốc nhất định như asporin hoặc thuốc chống viêm khác.
Ngoài ra, bệnh viêm dạ dày còn có thể xuất phát từ:
– Vi khuẩn Helicobacter pylori: Một loại khuẩn sống trong niêm mạc dạ dày; Nếu không điều trị, tình trạng viêm có thể dẫn tới các vết loét và ở một số người, là ung thư dạ dày.
– Sự hồi lưu mật: Một dòng chảy ngược của mật vào dạ dày từ đường mật (kết nối với gan và túi mật) Nhiễm trùng do vi khuẩn và vi rút gây ra
– Trào ngược dịch mật: Đó là hiện tượng dịch mật trào ngược lên dạ dày rồi từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Nguyên nhân của việc trào ngược là do van môn vị và tâm vị đóng không kín gây ra.
Trào ngược dịch mật là một trong những căn bệnh nguy hiểm, gây nguy cơ tổn thương lớp niêm mạc dạ dày, thực quản và rất cao và có thể dẫn đến ung thư.
– Nhiễm trùng do vi khuẩn và vi-rút.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm dạ dày
Có rất nhiều tác nhân làm tăng nguy cơ viêm dạ dày như:
– Uống thuốc giảm đau thường xuyên
– Lớn tuổi
– Căng thẳng
– Lạm dụng bia rượu
– Các bệnh viêm nhiễm khác: HIV/AIDS, viêm đường ruột và các bệnh nhiễm khuẩn khác.
Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày
Mỗi người có những triệu chứng cảnh báo bệnh khác nhau và nhiều người bị viêm dạ dày thường không có triệu chứng nào cho đến khi chẩn đoán. Tuy nhiên, dưới đây là những dấu hiệu điển hình nhất:
– Buồn nôn hoặc nôn mửa
– Đau bụng vùng thượng vị
– Đầy bụng, khó tiêu
– Cảm thấy dạ dày khó chịu khi đang ăn hoặc vào ban đêm
– Nấc cụt
– Ăn không ngon miệng
– Nôn ra máu hoặc chất nhầy có màu cà phê
– Phân màu đen
Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm dạ dày
Để chẩn đoán bệnh viêm dạ dày, đội ngũ bác sĩ sẽ xem xét lịch sử bệnh tình của bệnh nhân và gia đình cũng như dựa trên các mô tả triệu chứng của bệnh nhân.
Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác, các bác sĩ còn sử dụng các xét nghiệm như nội soi dạ dày, xét nghiệm H.pylori và xét nghiệm máu hoặc phân.
Phương pháp điều trị bệnh viêm dạ dày
– Thuốc kháng sinh và các thuốc kháng axit có thể được sử dụng để điều trị viêm dạ dày mạn tính gây ra bởi vi khuẩn Helicobacter pylori.
– Bạn nên tránh uống nhiều bia rượu và tránh sử dụng các loại thuốc như ibuprofen, naproxen và aspirin trong quá trình điều trị.
Bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc sau đây để hạn chế nồng độ axit trong dạ dày:
Kháng sinh histamin-2 (H2): famotidine, Cimetidine, Ranitidine và Nizatidine; Các chất ức chế bơm proton (PPI): Omeprazole, Esomeprazole, Iansoprazole, Rabeprazole and Pantoprazole.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể được truyền dịch và các thuốc khác để làm giảm nồng độ axit nếu bệnh viêm dạ dày chuyển biến nặng hơn.
Tiên lượng cho bệnh viêm dạ dày
Hầu hết bệnh nhân viêm dạ dày đều đáp ứng thuốc tốt và bệnh được cải thiện rõ rệt ngay sau khi việc điều trị bắt đầu.
* Theo WebMD