Quan điểm Phật giáo về “trùng tang liên táng” và cách hóa giải

Có một hiện tượng ám ảnh từ nhiều đời nay, rằng không biết tại sao thi thoảng đâu đó lại xảy ra việc nhiều người trong một gia đình qua đời trong khoảng thời gian ngắn, gọi là trùng tang. Có gia đình đưa tang cha xong là đến chú, đến chị; những cái chết ngẫu nhiên khiến gia đình và họ hàng hoảng sợ…
Anh194.

Chùa Hàm Long ở huyện Thuận Thành (Bắc Ninh).

Hiện tượng trên trong dân gian được các thầy cúng, thầy bói cho là tang trùng, phải dùng bùa ếm và cúng giải hạn mới thoát nghiệp. Vậy quan niệm của Phật giáo về vấn đề này như thế nào? Hiện tượng tang trùng có thật không và nguyên nhân vì sao? Gia chủ nên làm như thế nào để giải nghiệp này?

Hiện tượng trùng tang liên táng

Hòa thượng Thích Giác Quang trả lời về vấn đề này như sau: Tại gia, khi có người thân qua đời chúng ta cũng không cần phải giở lịch ra xem coi “người ra đi” tốt hay xấu, chỉ lo niệm Phật trợ duyên cho người thân, nên chẳng có gì phải lo nghĩ phiền muộn, sợ sệt. Ảnh minh họa

Ông mất, chú qua đời, chị họ chết, đó là hiện tượng tử sinh, thân người là vô thường, khổ không và vô ngã, người qua đời như người thay áo cũ mặc vào áo mới, tiếp tục một hành trình khác và đi trong vô tận của cuộc đời, chẳng có gì phải nao núng, làm cho bàng quan thiên hạ động lòng trắc ẩn, nói ra, nói vào rốt rồi cũng bàn đến chuyện có hay không bị “trùng tang”, thật là khổ đau khi gia đình có người thân qua đời? Áp đặt việc “trùng tang liên táng”, được xem như là một “bản án” vô tình kết tội người mới qua đời!

Trùng tang liên táng là một hiện tượng ngẫu nhiên trong cuộc sống, có sống có chết của con người. Nói cho đầy đủ là: “Trùng nhựt, trùng thời, trùng tang, liên táng” thuộc tín ngưỡng dân gian có từ xưa, nhất là ở miền Bắc Việt Nam, nhưng ít có tài liệu lưu bản.

Theo nhà Phật là hiện tượng thì không có thật, vì không có thật nên Phật tử không phải lo âu. Xưa nay không có nhiều tư liệu viết về hiện tương này, nhưng trong dân gian vẫn truyền miệng với nhau những trường hợp chết phạm vào “trùng tang liên táng” hết sức đau thương, thậm chí có nhà người đông đúc, thế mà chỉ vài ba năm phải chịu cảnh tuyệt tự?

Một góc chùa Hàm Long.  

Trùng nhựt, trùng thời là người cùng huyết thống qua đời bất kỳ năm tháng nào, nhưng đến ngày người trực hệ trước qua đời thì có người trực hệ khác tiếp tục qua đời cùng thời gian đó.

Trùng tang có nghĩa là người thân trong họ tộc trực hệ, có cùng huyết thống qua đời, gia đình đang thọ tang 03 năm (thực chất có 24 tháng), trong thời gian còn tang chế lại có người trực hệ cùng huyết thống kế tiếp qua đời, gia đình tiếp tục thọ tang…

Liên táng là gia đình có người thân qua đời vừa chôn cất xong, lại tiếp tục có người qua đời… và như thế! Những cái chết xảy ra liên tục, làm cho gia đình hoảng hốt đi coi Thầy, Thầy nói có thần trùng lai vãng trong nhà?

Cách hóa giải trùng tang liên táng

Theo Phật giáo thì con người sau khi qua đời, thân ngũ uẩn đều được trả về với đất nước lửa gió, thức đại, không đại, không có gì tồn tại trong thế gian, mà chỉ còn lại nghiệp thức, khi sanh tiền tạo nhân nào, lâm chung tái sanh vào thế giới đó. Ảnh minh họa

Theo Phật giáo thì con người sau khi qua đời, thân ngũ uẩn đều được trả về với đất nước lửa gió, thức đại, không đại, không có gì tồn tại trong thế gian, mà chỉ còn lại nghiệp thức, khi sanh tiền tạo nhân nào, lâm chung tái sanh vào thế giới đó.

Ví dụ: sanh tiền người biết tu nhơn phóng sanh, làm phước, bố thí thì tái sanh vào nhà hiền đức quý phái, trường thọ; ngược lại tái sanh vào thế giới khổ đau, nghèo nàn; làm đồ tể tái sanh vào loài thượng cầm hạ thú, hay loài người nhưng phải gặp những khổ đau, luôn gặp nhiều cảnh khổ đau đớn, sống giở chết giở…

Do vậy theo Phật giáo thì không kiêng cử ngày giờ, nếu người thân qua đời là người tu hay Phật tử thì chỉ lo tang chay, thỉnh chư Tăng tụng kinh niệm Phật, hoặc gia đình tự tụng kinh niệm Phật thật nhiều và có tâm quyết, làm phước, phóng sanh, bố thí giúp cho hương linh người thân nghe kinh mau siêu thoát, siêu thoát thì không còn bị nhân quả xấu, trả vay vay trả trong 6 nẻo luân hồi sinh tử nữa, làm gì có những hiện tượng xấu đến với người còn sinh tiền.

Theo tín ngưỡng dân gian: “Trùng tang” là chết trùng vào năm tháng ngày giờ, do mấy Thầy xem phong thủy, hay nhờ Thầy xem trong lịch số, thông báo cho tang chủ biết là người thân chết ngày trùng mà thôi, chứ không do người qua đời chết vào “ngày trùng”.

Tại gia, khi có người thân qua đời chúng ta cũng không cần phải giở lịch ra xem coi “người ra đi” tốt hay xấu, chỉ lo niệm Phật trợ duyên cho người thân, nên chẳng có gì phải lo nghĩ phiền muộn, sợ sệt. Lại còn một điều này nữa, khi hữu sự nếu chúng ta mãi dựa vào lịch số phát hành ngày nay e sẽ không còn chuẩn mực, lý do sách xưa vẫn một mực, một bài vỡ, không thay đổi lý số vận mệnh, nhưng môi trường vũ trụ như: Hiệu ứng nhà kính, chiến tranh, núi lữa, động đất, sóng thần… làm cho không gian luôn thay đổi, nội dung sách tính theo thời gian, xem ngày giờ không còn chuẩn mực nữa!

Làm Phật tử quy y Tam Bảo, nhất nhất tin tưởng Phật pháp, tin Thầy Tổ hướng dẫn đạo, không tin vào những học phái không phải của Phật. Chúng ta có quyền nghiên cứu sâu, học hỏi các tín ngưỡng dân gian khác, nhưng không nghe theo, sẽ làm rối rắm thêm cho gia đình và tâm tư Phật tử

Theo Trung tâm Nghiên cứu Lý học Đông phương: Khi gia đình có người thân trực hệ qua đời, đi coi Thầy báo người qua đời nhằm vào ngày “trùng”, thì gia đình nên rước chư Tăng đến tụng kinh, niệm Phật, sau khi chôn cất xong, đem vong linh vào chùa phụng thờ, giúp cho vong linh gần Phật pháp, nghe kinh mà siêu thoát.

Thầy xin nhắc lại lần nữa: “Chúng ta không nên quan trọng quá về ngày “trùng tang liên táng”, áp đặt cho người thân qua đời, vì như thế tức là “lên án kết tội” người chết. Chẳng lẽ chúng ta “kết tội lên án” người thân của mình hay sau? Rất là phản lại những tình cảm thiêng liêng đối với người chết…”

Làm Phật tử quy y Tam Bảo, nhất nhất tin tưởng Phật pháp, tin Thầy Tổ hướng dẫn đạo, không tin vào những học phái không phải của Phật. Chúng ta có quyền nghiên cứu sâu, học hỏi các tín ngưỡng dân gian khác, nhưng không nghe theo, sẽ làm rối rắm thêm cho gia đình và tâm tư Phật tử.

Quan niệm dân gian về trùng tang ám ảnh

Theo quan niệm dân gian, hiện tượng trùng tang là hiện tượng một gia đình có người nhà chết đúng vào các giờ trùng, rơi vào kiếp sát (Dần, Thân, Tỵ, Hợi), sau đó lần lượt những người thân của người đó cũng chết theo cho đến khi số người chết đủ 3, 5, 7 hoặc 9 người.

Chẳng hạn một gia đình chia sẻ như sau: Gia đình họ có người anh trai chết đúng vào giờ Dần, ngày Dần, chưa qua 49 ngày thì mẹ mất. Một năm sau cậu em út cũng tử vong do tai nạn. Gia đình khiếp sợ và đi xem bói thì họ bảo là bị “trùng tang”.

Dân gian cũng cho rằng nguồn cơn của thảm họa này là do “âm binh” nổi loạn, vì vậy cách duy nhất để hóa giải là phải nhốt “trùng” (nhốt vong). Dân gian truyền rằng chùa Hàm Long ở huyện Thuận Thành (Bắc Ninh) là nơi nhốt trùng lớn nhất cả nước (!). Và mỗi gia đình khi gửi vong đến đây sẽ được phát bùa để đeo trong vòng ba năm nhằm tránh họa. Thực tế, hầu hết những gia đình có người mới mất đều đi xem vong, và đeo hoặc dán các loại bùa chú này ở nhà.

 

Theo Gia Hà (Pháp Luật Việt Nam)

https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/quan-diem-phat-giao-ve-trung-tang-lien-tang-va-cach-hoa-giai-d134003.html