Ngoài bệnh dại, căn bệnh này được coi là bệnh đáng sợ nhất trên thế giới và nạn nhân chịu nhiều thiệt hại nhất chính là trẻ nhỏ.
Bình thường, nếu bạn tự nhiên xuất hiện tình trạng hôi miệng, không sao, chỉ cần một chai nước súc miệng xịn sò hoặc nhai mấy viên kẹo bạc hà, thế là vấn đề được giải quyết! Nhưng rất nhiều trẻ em ở Saharan (châu Phi) nếu rơi vào tình trạng hôi miệng kèm hơi đau nhức miệng, có vết loét nhỏ thì rất có thể đã mắc bệnh Noma.
Bệnh Noma hay còn gọi là bệnh cam tẩu mã thuần cam hoặc hầu cam. Đây là chứng viêm miệng hoại thư, bắt đầu ở lợi hoặc ở má, lan rất nhanh ra má, môi, hoại tử phần mềm làm thủng má, môi, mũi, sau đó làm hoại tử xương, răng lung lay rụng dần, có mùi hôi thối.
Bệnh Noma hay còn gọi là bệnh cam tẩu mã thuần cam hoặc hầu cam.
Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ có thể trạng rất suy kiệt, thường là sau khi mắc bệnh sởi, thương hàn hoặc một bệnh nhiễm khuẩn nặng khác. Bệnh Noma có tỷ lệ tử vong cao. Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có 500.000 người bị ảnh hưởng, và mỗi năm có 140.000 ca bệnh mới được ghi nhận.
Nguyên nhân dẫn đến bệnh Noma: Là do sự tấn công của các vi khuẩn Fusobacterium necrophorum và Prevotella intermedia. Ngoài ra còn có các yếu tố khác bao gồm: Dinh dưỡng kém, vệ sinh răng miệng kém, nước uống không an toàn, sống gần gia súc nhếch nhác, mắc bệnh sởi, mắc bệnh suy giảm miễn dịch như AIDS.
Các giai đoạn của bệnh Noma
Triệu chứng của giai đoạn trước khi mắc bệnh:
Bệnh Noma bắt đầu từ một vết loét nhỏ, thường là viêm lợi hoại tử cấp tính, lợi loét, máu chảy kèm đau nhức. Nếu không được điều trị, tình trạng viêm lợi hoại tử cấp có thể tiến triển thành viêm miệng hoại tử, dẫn đến phá hủy niêm mạc lợi, niêm mạc miệng và xương. Giai đoạn này cần điều trị bằng kháng sinh, nếu không, nguy cơ tiến triển thành bệnh Noma rất nhanh chóng.
Giai đoạn 1:
Triệu chứng đầu tiên của bệnh Noma là phù mặt kèm viêm miệng hoại tử nội nhãn, kết hợp hôi miệng – dấu hiệu điển hình của bệnh. Giai đoạn này ngắn, chỉ kéo dài một vài ngày.
Giai đoạn 2:
Sau sự xuất hiện của viêm miệng hoại tử và phù mặt, nhiễm trùng hoại tử sẽ lan rộng nhanh chóng trong vài ngày vào niêm mạc nội tạng, cơ mặt. Sự đổi màu hơi xanh của da cho thấy sự hoại tử tiềm ẩn trên bề mặt.
Ở một số trẻ em mắc bệnh Noma không được điều trị chỉ phát triển các tổn thương tương đối nhỏ, trong khi những trẻ khác bị hủy hoại khuôn mặt rất lớn mặc dù được điều trị y tế đầy đủ. Điều này có thể là do sự khác biệt về mức độ suy giảm hệ thống miễn dịch.
Ở giai đoạn này, nhiều bệnh nhân tử vong do nhiễm trùng huyết.
Giai đoạn 3:
Ở giai đoạn cấp tính, mô hoại tử bắt đầu bong ra. Ở giai đoạn này, nhiều bệnh nhân tử vong do nhiễm trùng huyết. Trong giai đoạn này, hình thành mô hạt, co thắt vết thương xảy ra, cả niêm mạc và biểu mô bắt đầu phát triển từ rìa của vết thương trên bề mặt tạo hạt. Tùy thuộc vào khiếm khuyết mô và sức khỏe của bệnh nhân, quá trình chữa bệnh này có thể mất vài tuần hoặc nhiều tháng.
Chỉ có khoảng 15% trẻ em sống sót sau cơn đau cấp tính.
Chỉ có khoảng 15% trẻ em sống sót sau cơn đau cấp tính. Những trẻ sống sót được thường bị rối loạn tăng trưởng, dẫn đến biến dạng khuôn mặt và suy giảm chức năng hoạt động của cơ thể.
Khi quan sát miệng của đứa trẻ, nếu thấy sưng và đỏ nướu răng, chảy máu khi chạm vào hoặc trong khi đánh răng, nó có thể là dấu hiệu ban đầu của Noma. Bạn cần tăng cường vệ sinh răng miệng, sử dụng thuốc sát trùng, chế độ ăn hàng ngày với lượng protein cao hơn và bổ sung vitamin A đầy đủ.
Ở giai đoạn cấp tính, điều trị nói trên nên được tăng cường với bổ sung dinh dưỡng và kháng sinh như amoxicillin và metronidazole và dùng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm như aspirin hoặc paracetamol.
Để phòng tránh bệnh, cha mẹ cần chú ý vệ sinh răng miệng cho trẻ và chế độ ăn của con cần đảm bảo đủ dinh dưỡng. Khi thấy dấu hiệu bất thường ở miệng như trên cần đi khám và điều trị kịp thời.
(Nguồn: Wikipedia, Webmd, Quora)