Đối với văn hóa người Việt, việc chuẩn bị mâm cỗ cúng rằm tháng 7 cùng ngày lễ Vu Lan báo hiếu là lễ lớn trong năm của người Việt thể hiện lòng biết ơn, thành kính với cha mẹ đã khuất. Do vậy việc chuẩn bị mâm cúng phải đủ đầy các vật phẩm, cách sắp xếp mâm cúng sao cho đúng với phong tục truyền thống mới nhận được sự xá tội và được nhiều phúc lộc.
Mâm cỗ chay thờ Phật gồm có
Xôi trắng/Xôi gấc/Xôi đỗ xanh/Xôi vò hạt sen
Giò, chả chay
Nem chay/Nem hoa quả/Nem rau nấm
Nộm rau củ/Gỏi chuối ngó sen
Canh nấm/Canh rau củ/Canh bóng nấu chay
Cải thìa sốt nấm hương/Đậu hũ non sốt nấm
Mâm cỗ mặn cúng thần linh và gia tiên gồm có
Gà ta luộc
Xôi vò/Xôi gấc/Xôi đỗ xanh/Xôi dừa
Nem rán
Canh rau củ thập cẩm/Canh nấm mọc/Canh sườn bí đao
Giò lụa
Nộm gà xé phay/Nộm đu đủ bò khô/Nộm hoa chuối
Mâm cỗ cúng cô hồn gồm có
Muối gạo (rắc 4 phương 8 hướng sau khi cúng xong)
Cháo trắng (cháo thánh) gồm 12 bát nhỏ
Trái cây tươi (5 loại quả khác nhau)
Quần áo nhiều màu sắc
Các loại bỏng ngô, bánh kẹo
Tiền vàng
Nước
3 nén hương, 2 ngọn nến nhỏ
Cách bày trí mâm cúng cô hồn
Đầu tiên ta đặt bát lư nhang ở trước mặt để làm tâm. Đèn nến đặt bên cạnh lư nhang.
Chén gạo và muối đặt 2 bên lư nhang sao cho cân đối.
Tiếp đó, ta đặt 3 lý rượu, 3 ly nước phía sau bát lư nhang.
Đến 6 dĩa xôi, 6 chén chè, 6 chén cháo. Hãy sắp thành một hàng ngang sao cho đẹp mắt nhé.
Hoa và trái cây chúng ta đặt theo quy tắc Đông bình, Tây quả, tức bình hoa ta đặt phía Đông, dĩa trái cây ta đặt phía Tây.
Sau đó ta đặt giấy cúng vàng mã, kề bên hoa ta đặt dĩa bánh kẹo và không quên một bó nhang để thắp hương cầu khấn.
Đừng quên 6 bộ chén đũa muỗng để các vị thần linh chứng dám lễ vật.
Sau đây là một số gợi ý mâm cỗ cúng cho rằm tháng 7 – lễ Vu Lan:
Theo Đào Xuân (Pháp Luật Việt Nam)
https://www.phapluatplus.vn/van-hoa-giai-tri/chuan-bi-mam-co-cung-ram-thang-7-can-co-nhung-gi-d133824.html