Ô nhiễm không khí tại Hà Nội ngay trong tuần này lên đến mức báo động, dù là người lớn hay trẻ nhỏ cũng không được chủ quan.
Không khí Hà Nội ô nhiễm đến mức đỉnh điểm với mức AQI >100, nhiều bệnh tật có nguy cơ bùng phát
Theo Dự báo Chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội cho thấy, trong những ngày này, Hà Nội sẽ có nắng từ sáng sớm, oi và nóng hơn tầm trưa và chiều. Với nền nhiệt độ như vậy sẽ tạo điều kiện hoàn hảo cho bụi rắn, bụi mịn, bụi PM10, bụi nano… phát tán trong không khí. Theo hệ thống theo dõi chất lượng không khí Air Visual, chỉ số AQI ở Hà Nội luôn ở trên mức 100.
chỉ số chất lượng không khí AQI tại Hà Nội đang ở mức 150-170, thuộc nhóm màu đỏ. Sáng 16/9, nồng độ bụi PM 2.5 tại Hà Nội ở mức báo động, có chỗ lên tới 183. Chỉ số chất lượng không khí xấu liên tục được các trạm quan trắc ghi nhận nhiều ngày qua.
Theo Dự báo Chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Hà Nội trong tuần này cho thấy, trong 7 ngày tới, Hà Nội sẽ có nắng từ sáng sớm, oi và nóng hơn tầm trưa và chiều.
Theo GS.TS Phạm Ngọc Hồ (Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN), chỉ số AQI là chỉ số chất lượng không khí, theo dõi mức độ chất lượng không khí cho người dân. Chỉ số này dao động từ 0 đến 500, nếu càng cao thì mức độ ô nhiễm không khí càng lớn. Chỉ số AQI từ 0-50 thể hiện chất lượng không khí tốt, ít ảnh hưởng sức khỏe nhưng >100 thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe.
Theo các chuyên gia về y tế sức khỏe, ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng nặng nề đến hệ hô hấp, dễ bị kích ứng đường hô hấp, đối với người mắc bệnh lý hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thì tình trạng thêm nặng nề hơn. Người bị hen phế quản hoặc nhiễm trùng đường hô hấp sẽ bị nặng lên dẫn đến tình trạng khó thở tăng lên, nặng sẽ suy hô hấp phải nhập viện, thậm chí những bệnh nhân này đáp ứng kém với điều trị nên việc chữa bệnh càng khó khăn hơn…
Người có cơ địa dị ứng, nhạy cảm, người mắc bệnh đường hô hấp, tim mạch… đều có thể nặng thêm khi sống trong nền không khí ô nhiễm tăng cường. Trong nền không khí ô nhiễm tăng cao có nhiều loại bụi nguy hiểm như bụi mịn, bụi nano… thì nguy cơ mắc ung thư phổi, đột quỵ, hen suyễn… cũng được dịp bùng phát.
PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) nhấn mạnh, trẻ nhỏ là đối tượng chịu ảnh hưởng nhiều nhất vì nhu cầu hít thở oxy nhiều hơn người lớn, trong khi sức đề kháng và miễn dịch yếu, có xu hướng hoạt động ngoài trời nhiều hơn nhưng không ý thức che chắn, bảo vệ cơ thể thì nguy cơ mắc các bệnh do ô nhiễm không khí gây ra như đã kể ở trên là điều cực khó tránh.
Việc cần làm để tránh nguy cơ mắc bệnh khi ô nhiễm không khí tăng cao
Trước những nguy cơ bệnh tật đáng sợ do ô nhiễm không khí tăng cao, người dân trong cả nước, nhất là khu vực Hà Nội cần tăng cường phòng tránh để giảm thiệt hại tối đa tác hại của ô nhiễm không khí với sức khỏe.
Giới chuyên gia lên tiếng, việc bảo vệ sức khỏe khi ô nhiễm không khí tăng cao là việc nên làm. Mọi người cần nghiêm túc áp dụng những giải pháp sau để bảo vệ sức khỏe tốt nhất:
– Không nên ra ngoài vào giờ cao điểm lúc lưu lượng phương tiện cá nhân đang di chuyển đông đúc.
– Khi đi ra ngoài đường nhất định phải dùng những loại khẩu trang đặc biệt để ngăn chặn các loại bụi tấn công đường hô hấp. Tốt nhất nên dùng khẩu trang vải dày thay vì khẩu trang y tế một lớp sẽ không thể ngăn chặn ở mức tối đa các loại bụi không khí khác nhau.
– Không tập thể dục hay làm việc ở những nơi bị ô nhiễm không khí, tránh các hoạt động thể chất đòi hỏi hít thở nhanh và sâu như đạp xe, chạy bộ…
Khi đi ra ngoài đường nhất định phải dùng những loại khẩu trang đặc biệt để ngăn chặn các loại bụi tấn công đường hô hấp.
– Trồng nhiều cây xanh xung quanh nhà, trên đường đi để làm sạch không khí.
– Nếu nhà ở, nơi làm việc thuộc khu vực có mức độ ô nhiễm không khí thì cần luôn luôn giữ nhà cửa, nơi làm việc sạch sẽ, rửa tay thường xuyên sau khi làm việc, đi vệ sinh, lau tay bằng khăn ướt, sử dụng máy hút bụi có bộ lọc…
– Tuyệt đối không được đun nấu bằng than củi, đốt nhang… nhất là ở khu vực kém thông khí.
– Ăn nhiều thực phẩm rau củ quả, trái cây giàu chất chống oxy hóa để thải độc, bảo vệ sức khỏe do hít phải không khí ô nhiễm vào bên trong cơ thể.