Có thể nói trong một gia đình có 2 đứa con được xem là hoàn hảo không gì so sánh được. Tuy nhiên, việc nuôi dạy và chăm sóc chúng cũng không phải là điều đơn giản. Đặc biệt, là sau khi sinh đứa thứ 2, đa phần bố mẹ sẽ vô tình giảm bớt sự chú ý với đứa con đầu lòng.
Các chuyên gia tâm lý cho biết, dù được bố mẹ hết mực cưng chiều nhưng khi đứa trẻ đầu lòng có em thì chúng sẽ có cảm giác tình cảm bố mẹ bị san sẻ đi ít phần. Vì vậy, nếu bố mẹ không cẩn thận trong quá trình giao tiếp rất dễ khiến chúng bị tổn thương. Nếu như lâu ngày giữ trong lòng sẽ dẫn đến những hậu quả không nhỏ về tâm lý.
Các chuyên gia cho rằng, bố mẹ cần nghiêm túc trong việc đối mặt với quan hệ tình cảm giữa hai con, chỉ cần sơ hở cũng sẽ khiến một trong hai tổn thương. Có 3 câu nói phổ biến mà các bậc phụ huynh hay nói với con lớn nhưng không biết rằng điều này có thể khiến chúng suy nghĩ và tự trách bản thân mình.
Ảnh minh họa
Con chẳng ra dáng anh/chị gì cả
Bản thân những cặp vợ chồng khi làm bố làm mẹ đều biết được rằng trách nhiệm của họ là phải nuôi dưỡng và dạy dỗ con gái. Vì vậy, khi họ sinh đứa con thứ 2 thì nghiễm nhiên mặc định đứa con đầu lòng cũng phải có trách nhiệm của một người anh hoặc một người chị. Bất kể cách nhau bao nhiêu tuổi, các bậc phụ huynh cho rằng đứa trẻ lớn hơn phải biết bảo vệ, chăm sóc em. Tuy nhiên, nhiều người quên rằng, bản thân họ khi trở thành người mẹ cũng phải trải qua quá trình mang nặng đẻ đau, trải qua những chuyển biến về mặt tâm lý trước khi làm mẹ. Vì vậy, người mẹ không nên yêu cầu đứa con lớn phải ra dáng người anh, người chị ngay được. Dù thế nào đi nữa, chúng cũng vẫn là những đứa trẻ cần được bảo vệ, che chở, phụ huynh không nên vì sinh đứa thứ 2 mà bắt đứa lớn phải chịu trách nhiệm của người lớn trong khi chúng chưa đủ khả năng để làm điều đó.
Con phải làm gương cho em
Bố mẹ nên biết rằng, dạy dỗ con trẻ không phải là chuyện ngày một ngày hai mà là cả một quá trình dài. Các bậc phụ huynh luôn đề ra những nguyên tắc cho các con của mình. Cụ thể, bố mẹ sẽ không cho đứa con lớn làm cái này, hoặc bắt chúng phải làm điều gì đó, nếu như không thực hiện sẽ bị phạt… Tuy nhiên, nhiều bố mẹ quên rằng, khi họ đặt ra nguyên tắc cho đứa thứ nhất thì cũng cần phải cho đứa thứ 2 biết được điều đó. Đừng cho đứa con lớn nghĩ rằng chỉ vì em nhỏ mà được bố mẹ ưu ái hơn, như vậy sẽ khiến chúng bị tổn thương cho dù việc bạn dạy chúng có tốt như thế nào. Các chuyên gia tâm lý cho biết, tâm hồn trẻ con mỏng manh, chúng sẽ xúc động và nhạy cảm. Nếu như hai đứa cùng làm sai một chuyện, nhưng bố mẹ lại mắng đứa lớn nhiều hơn sẽ dễ khiến chúng tổn thương về mặt tâm lý, cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của chúng.
Ảnh minh họa
Con vẫn không ngoan / hiểu chuyện như em
Nhiều bậc phụ huynh không nhận ra rằng có những hành động và lời nói rất nhỏ nhưng đã vô tình làm tổn thương trái tim bé bỏng của con mình. Cụ thể là việc so sánh chúng với những đứa trẻ khác, đặc biệt là em mình. Trong quá trình dạy dỗ, bố mẹ có thể lựa lời nói chuyện và so sánh một cách hợp lý để chúng cảm thấy thuyết phục nhưng các chuyên gia cho biết cũng nên hạn chế hành động đó. Có một số người liên tục đưa hai đứa con lên bàn cân, điều này rất có hại đến tâm lý của con mình, khi chúng phải chịu áp lực rất lớn từ chính người thân trong gia đình. Nếu như bố mẹ nói rằng: “Con chẳng ngoan / hiểu chuyện giống em con gì cả”, điều này có thể khiến đứa con lớn cảm thấy tổn thương, thậm chí có lòng đố kỵ và ghen ghét với em của mình. Hơn thế nữa, nếu chúng cảm giác được bố mẹ yêu em hơn mình, thì sau này sẽ dễ có tính cách bướng bỉnh, luôn muốn quấy rối để được mọi người chú ý hơn.
(Nguồn: Sohu)