Nga vẫn ký thành công hợp đồng bán hệ thống tên lửa phòng không tiên tiến S-400 cho Ấn Độ bất chấp việc Mỹ luôn tìm mọi cách vận động New Delhi từ bỏ, thậm chí đe dọa trừng phạt.
Cú ra đòn mau lẹ!
Tổng thống Nga Vladimir Putin quả là người biết ra đòn đúng lúc. Là một võ sĩ Judo, chiến binh Putin đã áp dụng nhuần nhuyễn 2 nguyên tắc võ thuật vào ngoại giao: Thứ nhất: di chuyển nhanh; thứ hai: biến chính sức mạnh của đối thủ thành lợi thế cho mình, thay vì giao đấu trực tiếp.
Trong một động tác mau lẹ, ông Putin đã khép lại hợp đồng vũ khí trị giá 5,4 tỷ USD bán các hệ thống tên lửa đất đối không S-400 cho New Delhi ngay đầu tháng 10 này.
Ấn Độ, quốc gia có biên giới tiếp giáp với Pakistan – nước hiện đang sở hữu 20 phi đội tiêm kích, và Trung Quốc với hơn 1.700 máy bay chiến đấu, “cần phải xây dựng được lực lượng ngang tầm với các đối thủ”, Tư lệnh Không quân Ấn Độ từng tuyên bố như vậy.
Với thương vụ kếch xù này, một hợp đồng lớn nhất trong lịch sử quan hệ quốc phòng Nga – Ấn, Moscow đã chứng tỏ mình là bên chiến thắng. Đây cũng đồng thời là thỏa thuận được hai nước ký kết với tốc độ kỷ lục, không hề bị cản trở bởi bất cứ thương thuyết kéo dài nào.
Đó đáng ra phải là tin tức mà Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn liệt nó vào dạng “fake news” (tin giả). Nhưng không. Thực tế không phải như vậy, và ông Trump biết rất rõ điều đó.
Nga hiện giữ lợi thế cạnh tranh trước các đối thủ sừng sỏ trong ngành công nghiệp vũ khí – Mỹ và Israel, và hiện đang giữ vị trí là nhà cung cấp vũ trang lớn nhất cho Ấn Độ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin thực sự là một cao thủ Judo theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Đối phương sơ hở sẽ bị quật ngã. Ảnh: Reuters
Đạo luật CAATSA bị biến thành “hổ giấy”
Nga vẫn ký kết thành công hợp đồng trên bất chấp việc Mỹ luôn tìm cách thuyết phục, thậm chí đe dọa các nước có giao dịch quân sự với Moscow bằng Đạo luật Chống các đối thủ của Mỹ thông qua Trừng phạt (CAATSA), ban hành tháng 7/2017.
CAATSA là một đạo luật quốc nội cho phép chính quyền Mỹ áp đặt các lệnh trừng phạt lên những quốc gia “có giao dịch lớn” trong các lĩnh vực quốc phòng và tình báo với Nga.
Viện dẫn các điều khoản trong Đạo luật này, Mỹ đã nhiều lần thuyết phục Ấn Độ không nên mua các hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 Triumph của Nga. Nhiều tháng trước khi thỏa thuận được ký kết, Tina Kaidanow, Phó trợ lý Thứ nhất Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách Các vấn đề Chính trị – Quân sự từng phát biểu:
“Chúng tôi đã thảo thuận về CAATSA với chính phủ Ấn Độ cũng như với một số quốc gia khác có khả năng mua các hệ thống phòng không quy mô lớn từ Nga. Chúng tôi muốn làm việc với tất cả các đối tác của mình để giúp họ xác định và tránh tham gia vào bất cứ hoạt động nào có nguy cơ bị trừng phạt”.
Tuy nhiên, bỏ ngoài tai những đe dọa trừng phạt từ Mỹ, Ấn Độ vẫn xúc tiến thương vụ mua S-400 Triumph của Nga.
Một số quan chức cấp cao Ấn Độ từng tuyên bố, CAATSA là đạo luật trong nội bộ nước Mỹ, chẳng có mối ràng buộc nào với việc ra quyết định của Ấn Độ. Họ cũng cho rằng, các lệnh trừng phạt của CAATSA sẽ chỉ tạo ra thế bế tắc không cần thiết giữa Mỹ và Ấn Độ, hai đồng minh trọng yếu ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.
Ngày 5/10, Ấn Độ chính thức đặt bút ký mua 5 hệ thống tên lửa phòng không S-400 với Nga. Quyết định chủ chốt này chỉ được đề cập một cách rất khiêm tốn trong thông cáo chung Ấn – Nga phát đi sau hội nghị thượng đỉnh thường niên lần thứ 19 giữa hai nước tại New Delhi.
Ấn Độ không phải là nước duy nhất mua tên lửa đất đối không S-400. Một số quốc gia khác cũng đã phớt lờ CAATSA để quyết mua bằng được hệ thống này, trong đó có Trung Quốc, nước còn mua cả các máy bay Sukoi Su-35 và Thổ Nhĩ Kỳ với 4 tổ hợp S-400 trị giá 2,5 tỷ USD.
Mỹ, nước vẫn thích phô diễn sức mạnh, đã áp đặt các lệnh trừng phát lên một cơ quan quốc phòng của Trung Quốc – Cục phát triển thiết bị (EDD) và Giáo đốc của cục này là ông Li Shangfu vì đã mua các hệ thống vũ khí của Nga.
Thế nhưng, thay vì đạt được mục đích tách Trung Quốc ra khỏi Nga, Mỹ lại đang tạo điều kiện để Bắc Kinh đẩy mạnh các quan hệ quân sự với Moscow.
Mỹ muốn phô diễn sức mạnh của mình bằng cách áp lệnh trừng phạt lên Trung Quốc, trong khi đó, Nga lại sử dụng nó làm lợi thế cho mình, theo đúng phong cách võ thuật Judo thực thụ.
Như thế, CAATSA, được ban hành với ý định ban đầu buộc các quốc gia khác ngừng mua vũ khí của Nga, đã không phát huy được hiệu quả. Động tác di chuyển mau lẹ của ông Putin đã biến nó thành con hổ giấy.
Mỹ từng tìm nhiều cách để mời chào Ấn Độ mua máy bay chiến đấu F-16 để đổi lấy việc được miễn trừ trừng phạt theo Đạo luật CAATSA. Ảnh: AP
Để đối phó với sự ảnh hưởng đang ngày càng gia tăng của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, Mỹ cần Ấn Độ cũng nhiều như Ấn Độ cần Mỹ.
Trọng cuộc đối thoại cấp bộ trưởng 2+2 giữa Mỹ và Ấn Độ tổ chức tại New Delhi vào tháng 9/2018, “hợp tác quốc phòng” vẫn nổi lên là một lĩnh vực có ý nghĩa chiến lược nhất giữa hai nước và là “động lực chủ chốt” thúc đẩy các quan hệ song phương khác.
Thực tế hơn 2 năm qua, bản chất thất thường và khó đoán định trong các quyết sách của chính quyền Donald Trump đã buộc Ấn Độ phải thúc đẩy quyền tự chủ chiến lược của mình. Ông Trump và Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton, bằng chiến thuật bắt nạt, đã đẩy Ấn Độ xích lại gần hơn với Nga.
Để phô diễn sức mạnh Mỹ, liệu ông Trump có áp đặt các lệnh trừng phạt của CAATSA lên Ấn Độ?
Nếu như làm như vậy, ông Trump có thể nghĩ rằng sẽ ép buộc được Ấn Độ mua nhiều hơn vũ khí của Mỹ cũng như thương thuyết được nhiều hợp đồng thương mại khác.
Tuy nhiên, ông Trump phải đối diện với nguy cơ làm xa lánh một đồng minh và đưa Ấn Độ xích lại gần hơn với Nga.
Nếu Tổng thống Donald Trump cố tình thể hiện sức mạnh, ông chắc chắn sẽ thua nhà lãnh đạo Vladimir Putin trong ván đấu judo ngoại giao và qua đó vô tình tạo ra một bục diễn với mức giá sinh lời cho bên chiếc thắng là nước Nga.
Hệ thống tên lửa S-400 khai hỏa