Các chuyên gia tiết lộ một số chiến lược đơn giản nhưng giúp cha mẹ có thêm hướng và phương thức áp dụng dạy con mình được tốt hơn.
1. Đừng tạo điều gì đó dễ dàng
“Cuộc sống hiện đại khiến cho cha mẹ ngày càng khó khăn trong việc nuôi dạy con trở thành một đứa trẻ tốt, không sa đà thành một đứa trẻ theo kiểu “con nhà lính, tính nhà quan”” – Elaine Rose Glickman, tác giả cuốn sách “Con cái hư hỏng – lỗi của cha mẹ” đã tiết lộ.
Các bậc cha mẹ ở thế hệ trước thường dạy con nghe lời, tháo vát và trở thành những đứa trẻ hạnh phúc. Nhưng họ không dạy con cách sống vui vẻ, hạnh phúc khi không có sự trợ giúp của cha mẹ.
Nếu bạn luôn cố gắng làm cho cuộc sống của con mình thật dễ dàng, luôn gặp những tình huống dễ giải quyết, luôn được bố mẹ giúp đỡ thì khi va chạm xã hội chúng sẽ không biết cách tự xử lý và đó là lúc con cái trở nên ương bướng, ngang ngạnh, bất lực trước mọi người do không tự xử lý được vấn đề của mình.
Chính vì vậy, ngay từ nhỏ, các bậc cha mẹ cần phải tuân thủ “chiến lược” không cho con đạt được cái gì quá dễ dàng, hãy tập cho con cách phấn đấu và biết vượt qua thử thách.
2. Thiết lập giới hạn
Hầu hết các bậc cha mẹ không có ý tưởng làm thế nào để thiết lập giới hạn với con, vì vậy họ không đặt ra các ranh giới cũng như không muốn giới hạn con làm bất cứ điều gì – Tiến sĩ Laura Markham, một nhà tâm lý học lâm sàng ở thành phố New York và là tác giả của cuốn “Bố mẹ hòa thuận, con cái hạnh phúc: Làm thế nào để ngừng la hét và bắt đầu kết nối” cho biết.
Khi đối mặt với những gì bị giới hạn, con bạn sẽ dần vượt qua các ranh giới theo cách của chúng. Những giới hạn sẽ là phương pháp để có quy chế xử phạt đúng mực và cũng là cách bạn quản lý con nhưng vẫn tôn trọng con.
3. Tập trung vào những gì quan trọng
Lúc nào cũng đặt con vào những quy tắc cứng nhắc là điều không cần thiết, nhưng bạn nên có những quy định về những điều mà bạn cho là tốt cho con, những điều cơ bản nhất nhưng quan trọng trong cuộc sống.
Ví dụ như chỉ cho con biết không được giấu tất bẩn vào một xó xỉnh nào đó hay việc luôn tôn trọng người khác là điều cần thiết phải làm.
“Hiểu được những giá trị thực thụ của cuộc sống và hành động theo những giá trị đó là cách giúp bố mẹ dễ dàng thiết lập giới hạn cũng như những quy định cho con mình” – Markham nói.
4. Hiểu được cảm xúc của con
Ai cũng muốn người khác coi trọng cảm xúc của mình và trẻ em cũng vậy. Khi con bạn đang buồn bã và hành động khác thường, là cha mẹ, bạn hãy học cách lắng nghe và quan tâm đến cảm xúc của con. Nhưng bạn không nên để con hành động như chúng muốn.
Bố mẹ hãy bày tỏ sự quan tâm, những mong muốn được chia sẻ và tìm cách an ủi, xoa dịu cảm xúc của con. “Đó là một hình thức của tình yêu và đó là một hình thức bố mẹ chăm sóc nhưng vẫn khẳng định được quyền lực của bố mẹ với con cái ” – Glickman cho biết.
5. Đừng bỏ cuộc, chặn ngay thói mè nheo của trẻ
Thật là khó khăn khi từ chối yêu cầu gì đó của con, nhất là khi con bạn không ngừng rên rỉ, năn nỉ đòi cho bằng được.
Tuy nhiên, thay vì chấp nhận yêu cầu của con vì quá mệt mỏi hoặc mềm lòng trước yêu cầu của chúng thì bạn hãy tự tin phán xét rồi ra quyết định. Nếu bạn mạnh mẽ từ chối yêu cầu và có cách lý giải phù hợp, trẻ sẽ chấp nhận dễ dàng hơn.
6. Hãy làm gương tốt cho con
“Nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em học cách điều chỉnh cảm xúc từ cha mẹ của chúng” – Markham nói.
Chính vì vậy, bố mẹ cần làm tấm gương tốt cho con mình. Nếu lúc nào đó cha mẹ cảm thấy tức giận, muốn cãi vã nhau thì hãy nghĩ đến con, ngừng lại và hít một vài hơi thật sâu hoặc đi ra chỗ khác để xử lý với nhau.
Bố mẹ có thể đọc thêm những cuốn sách hoặc nhờ các chuyên gia tư vấn thêm những chiến lược đối phó cũng như dạy bảo con tùy hoàn cảnh.
Hành động nhanh chóng là cách lý tưởng để giữ các tiêu chuẩn về hành vị. Ví dụ, nếu con bạn đang đánh nhau và bạn muốn can thiệp để giúp chúng giải quyết phân chia đúng sai thì đừng chờ đợi.
“Hãy bước vào nhanh chóng trước khi quá muộn” – Markham nói. Trong trường hợp này, nếu để chậm, mâu thuẫn của con với đối phương sẽ trở nên gay gắt hơn và càng khó giảng hòa.
8. Dạy con lòng biết ơn và sự vị tha
Khi trẻ em giúp đỡ người khác thì chúng sẽ trân trọng hơn những gì chúng đang có.
Ví dụ, thay vì vứt bớt đồ chơi, đồ dùng, quần áo cũ, hãy chỉ cho con những hoàn cảnh khó khăn và quyên góp những đồ không dùng đến, những đồ cũ cho những người khó khăn hơn mình. Đó là cách dạy con biết giúp đỡ người khác và cũng biết ơn cuộc sống đã cho mình những điều tốt đẹp.
“Nghiên cứu cho thấy trẻ em học cách rộng lượng, vị tha bằng cách chia sẻ khó khăn với những người khác sẽ giúp chúng phát triển cảm xúc tốt” – Markham nói.
9. Cha mẹ phải là những người tự tin
Để con bạn vui vẻ với những quy tắc bố mẹ đề ra hoặc có thể cảm nhận được cảm xúc của con thì cha mẹ cần phải là những người tự tin. Sự tự tin của cha mẹ sẽ là sợi dây gắn kết cha mẹ với con cái.
Vì có tự tin, cha mẹ mới có thể hiểu được những điều thực sự đúng đắn, những phương thức giao tiếp chuẩn mực… để có thể dạy lại cho con, để con cũng có thể tự tin giao tiếp như bố mẹ.
10. Vượt qua rào cản
Khi bạn đang kiệt sức và căng thẳng, bạn chỉ muốn có một vài giờ chơi với con nhưng con lại từ chối và phản ứng bằng những hành vi không tốt. Bạn đừng buồn.
Nếu bạn kiên định, không nản chí và có thiện ý, con sẽ nhận ra bạn đang không vui và sẽ giúp bạn thư giãn cũng như chơi vui vẻ với chúng.
“Để có một cuộc sống hạnh phúc với con trong thời gian dài, đôi khi bạn cũng phải có một vài lần không hài lòng với chúng” – Glickman cho biết.
Nguồn: Fox
Theo Trí Thức Trẻ