Mẹ tôi nói: “Tuy chúng ta không có nhiều tiền nhưng vẫn có thể cho đi một đồng hào. Trong đời này, các con hãy nhớ rằng: Hãy cho đi dù chỉ một chút đến những người gặp khó khăn, sẽ luôn có những người không có điều kiện như mình. Dù con đang ở đâu, đang tuột dốc thế nào thì vẫn hãy cố gắng giúp đỡ ai đó.”
Khi tôi 6 tuổi, lúc ấy, gia đình rất nghèo. Bố tôi đã bỏ đi khi anh em chúng tôi chưa đến 2 tuổi, bỏ mặc lại mẹ và hai đứa con thơ. Mặc dù vậy, mẹ vẫn luôn dành sự chăm sóc tốt nhất cho chúng tôi. Để hưởng không khí Giáng sinh, mẹ đã đưa chúng tôi xuống khu trung tâm của Los Angeles.
Ở đó, họ có những chiếc xe đồ chơi nhỏ chạy vòng vòng, trời cũng rất lạnh, rồi có cả những đồ trang trí lấp lánh, đầy màu sắc, rất thu hút nữa. Mẹ đưa anh trai và tôi một hào rồi bảo: “Hai đứa cầm đồng hào này bỏ vào chiếc xô của người đàn ông đang rung chuông kia nhé.”
Chúng tôi đặt tiền vào đó và hỏi: “Tại sao mình lại phải đưa đồng hào cho người đó hả mẹ? Số tiền đó là mua được hai chai sô đa rồi.” Thời điểm ấy là vào năm 1951, 2 chai sô đa, 3 thanh kẹo.
Mẹ tôi nói: “Đó là Đội quân cứu tế đấy các con. Họ giúp những người không có nơi ăn chốn ở. Tuy chúng ta không có nhiều tiền nhưng vẫn có thể cho đi một đồng hào. Trong đời này, các con hãy nhớ rằng: Hãy cho đi dù chỉ một chút đến những người gặp khó khăn, sẽ luôn có những người không có điều kiện như mình. Dù con đang ở đâu, đang tuột dốc thế nào thì vẫn hãy cố gắng giúp đỡ ai đó.” Câu nói đó thực sự in dấu trong tâm trí tôi đến bây giờ.
Lần đầu rơi vào cảnh gia cư là khi tôi 22 tuổi rưỡi. Khi ấy, tôi có một cậu con trai 2 tuổi rưỡi. Tôi bấy giờ đang làm dẫn chương trình tội một show về giải trí và cuối tuần đóm tôi sẽ được nhận lương. Tôi lái chiếc xe duy nhất của gia đình về đến nhà và khi tôi chuẩn bị xuống xe, đi lên cửa căn hộ thì vợ tôi đi xuống cầu thang vào bảo rằng cô ấy sẽ đến kho rồi cầm lấy chìa khóa xe.
Chúng tôi kết hôn ở độ tuổi khá trẻ, lúc ấy chỉ chừng 19, 20 tuổi. Khi vào đến nhà, tôi nhìn thấy cậu con trai 2 tuổi rưỡi của mình đang ngồi trên một đống quần áo cùng với một tờ giấy ghi: “Em không thể chịu nổi việc làm mẹ nữa. Thằng bé sẽ sống tốt hơn khi ở với anh. Chúc anh may mắn!”
Tôi hoàn toàn shock. Tôi thực sự không biết rằng cô ấy đã lên kế hoạch cho việc này từ một vài tháng trước. Tôi không biết là cô ấy đã không trả tiền thuê nhà mấy tháng vừa qua mà giữ lại số tiền đó.
Cô ấy rút sạch số tiền ít ỏi chúng tôi gửi trong ngân hàng và lấy luôn chiếc xe duy nhất trong nhà. Và tôi cũng không hề đoán được rằng 2 ngày sau đó, tôi bị chủ nhà đuổi thẳng cổ vì nợ tiền nhà mấy tháng liền, không cho tôi nói một lời giải thích.
Thật khó khăn cho tôi lúc ấy vì vừa phải trở thành bố vừa phải trở thành mẹ của một cậu con trai 2 tuổi rưỡi, thậm chí không có nổi một cái xe để di chuyển. Vậy nên, tôi đã đi mượn một chiếc Cadillac 1951 bị hỏng máy bơm từ một người mà tôi rất thân, không sao cả, chỉ bất tiện là 4 tiếng một lần tôi phải nhớ đổ nước vào đó để xe có thể chạy được. Và chúng tôi đã sống tiếp như thế.
Lần thứ hai, rôi rơi vào cảnh vô gia cư là khi tôi thành lập John Paul Mitchell Systems. Tôi biết tôi cần 500.000 USD để mở doanh nghiệp này và chắc chắn tôi phải có số tiền ấy. Chúng tôi đã có nhà tài trợ, khi đó, tôi có một công việc ổn định, có nhà đẹp để ở và tôi đã bỏ lại tất cả những gì mình có vì với 500.000 USD sắp được nhận, tôi sẽ có một sự nghiệp rộng mở ngay trước đó.
Tôi đã quyết tâm bỏ hết vinh hoa phú quý mình đang sở hữu ở lại phía sau. Tôi để lại hết tiền cho vợ mình rồi cả chiếc xe xịn nhất nữa, vốn dĩ chúng tôi chẳng hòa hợp được nhau. Rồi tôi chọn lái một chiếc xe cũ nhưng vẫn còn khá tốt, chạy vẫn êm.
Tôi lái xe xuống đồi để đến nơi chuẩn bị nhận tiền. Tôi dự định thuê phòng ở một căn hộ vì tôi sẽ phải di chuyển rất nhiều, rồi tôi sẽ tìm mua một căn hộ khác sau cho thuận tiện. Vào lúc tôi đang lái xe xuống đồi, tôi nhận được cuộc gọi rằng nhà tài trợ rút vốn. Không còn tiền nữa, người tôi hoàn toàn cứng ngắc.
Chiều ngày hôm đó, một người bạn tìm gặp tôi và nói: “Cậu hãy gọi cho Dick Holthouse, người nhận tiền trực tiếp ở Anh. Tôi e rằng ông ấy có tin không vui dành cho cậu.” Rồi tôi gọi điện cho ông ấy, khi đó ở Anh đang là sáng sớm và ông ấy nhấc máy trả lời tôi rằng: “Nhà tài trợ đã rút lui rồi”.
Lý do mà họ rút lui là vì tỉ lệ lạm phát ở Mỹ khi đó là 12,5%, tỉ lệ thất nghiệp là hơn 10%. Khi đó, nếu bạn vay được tiền, lãi cơ bản là 17%. Đấy là hoàn cảnh của nước Mỹ những năm 1980, 1981. Vậy là, tôi, với vài trăm đô la còn sót lại trong túi, với lòng tự trọng quá lớn, xin mẹ cho ở nhờ trong phòng cũ của mình, ở nhà để mẹ nuôi vài tháng cho đến khi tôi có thể vực dậy được là một điều tôi không làm được…
Mà tôi vừa bỏ nhà đi xong. Tôi thật ngu xuẩn nhưng lại có lòng tự trọng cao ngút trời. Vậy nên, tôi tạt qua nhà mẹ, hỏi vay tiền. Tôi bảo: “Con nhất định sẽ trả lại tiền cho mẹ.”
Mẹ tôi ngạc nhiên: “Con trai mẹ đang sống tốt lắm mà, sao lại cần vay vài trăm đô làm gì?” Tôi quả quyết với mẹ: “Con nhất định sẽ trả lại cho mẹ. Bây giờ con đang bắt đầu một ý tưởng mới.” Và đó là lúc tôi quyết định sẽ tự mình làm được.
Tôi sẽ không nói với mẹ bất cứ điều gì về kế hoạch của mình. Tôi sẽ sống trong xe, rồi tắm rửa ở Công viên Griffith bởi vì ở đó có một trung tâm thể thao với nhà tắm, học cách sống tằn tiện và đi gõ cửa từng nhà để bán hàng.
Khi lại lần nữa rơi vào cảnh vô gia cư, trong đầu tôi không hề nghĩ: “Trời ơi, sao mình lại ở đây? Phải đổ lỗi cho ai bây giờ?’ Mà lúc đó, ý nghĩ duy nhất trong đầu tôi chỉ là “Được rồi…”
Lần thứ nhất, sau khi khóc lóc vì không biết làm gì cùng với cậu con trai 2 tuổi rưỡi, không tiền, không có gì trong tay, suy nghĩ đầu tiên của tôi là: “Được rồi, mình phải kiếm được tiền”, tôi không muốn về nhà mẹ và kể cho mẹ hoàn cảnh bi đát hiện tại. Tôi phải tự kiếm tiền để có cái mà ăn.
Tôi bắt đầu nghĩ đến việc làm gì để kiếm ra tiền. Tôi đã đi khắp nơi, thu nhặt chai sô đa từ những bãi đất trống. Hồi đó, một cửa hàng tạp hóa hay bán đồ uống sẽ trả bạn 2 xu cho một chai nhỏ, 5 xu cho một chai lớn. Tôi đi khắp nơi và tìm được rất nhiều vỏ chai, rồi tôi bán lại chúng và dùng tiền đó để trang trải hằng ngày. Những ngày mà bố con tôi sống trong chiếc Cadillac 1951 bị hỏng máy bơm, chúng tôi hầu như chỉ ăn đồ ăn nhanh đã được chuẩn bị sẵn để được no bụng.
Vài ngày sau, một người bạn đã đến tìm gặp khi nghe nói tôi đang sống ở gần đó và đến hỏi thăm. Cậu ấy có nói nhỏ: “Nhà tớ có một phòng trống đấy. Cậu và con trai có thể ở đây tới khi cậu ổn định được. Không vấn đề gì hết. Có một vài lái xe nữ có thể chăm sóc cho con trai cậu khi cậu đi làm (cậu ấy lái xe mô tô phân khối lớn). Hãy tiến về phía trước. Chúng ta là bạn mà.”
Sự giúp đỡ của cậu ấy thực sự đáng giá hơn ngàn vàng đối với tôi. Theo tôi, dù bạn có hay không có tiền thì điều quan trọng là bạn vẫn nên cho đi. Vì chúng ta chính là những cá nhân khiến cho cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn để những chuyện như thế này không xảy ra với những người khác nữa. Chúng ta là một cộng đồng. Chúng ta cần
Tôi thấy rằng mỗi con người đều có một nghĩa vụ: hãy trả lại một chút công sức vì bạn đã được sinh ra trên hành tinh này, hãy làm việc tốt cho thành phố, cho nhà nước, cho quốc gia của mình, thậm chí là cho cả thế giới, để biến nó thành một nơi đáng sống hơn.
Nếu bạn không có tiền cũng không sao: bạn có thể đi tình nguyện, giúp người khác có bữa ăn đầy đủ vào những dịp lễ để biến thế giới này thành một nơi đáng sống hơn. Cứ mỗi khi bạn giúp đỡ một ai đó và không đòi hỏi đền đáp, bạn sẽ có được cảm giác tuyệt vời nhất mà mình từng có trong đời và nó khiến bạn gắn bó hơn với cả thế giới.
Có nhiều người nghĩ họ phải cho đi thật nhiều tiền để tạo ảnh hưởng. Tôi không đồng ý với họ. Khi ba mẹ con chúng tôi gần như chẳng có gì trong tay, mẹ biết tầm quan trọng của việc đưa cho hai cậu bé một đồng hào để quyên góp.
Mẹ hiểu một đồng hào sẽ trở thành nhiều đồng hào, nhiều đô la và nhiều tờ 10 USD. Mọi sự giúp đỡ dù lớn hay nhỏ đều có giá trị. Vậy nên dù bạn có cho đi không nhiều hay bạn không dành nhiều thời gian để quyên góp thì bạn vẫn đã làm được một điều gì đó.
Điều nhỏ bé đó sẽ tạo ra sự khác biệt.
theo Ybox