Theo Thông tư mới, từ ngày 15/9 Công an phường có được dừng phương tiện giao thông?

Tại điểm C khoản 2 Điều 33 Thông tư 32/2023/TT-BCA, có hiệu lực từ ngày 15/9/2023, Quy định, Công an xã sẽ được phép xử lý một số lỗi khi không có lực lượng CSGT đi cùng.

Việc công an xã, phường tham gia hỗ trợ lực lượng cảnh sát giao thông trong việc giữ gìn trật tự là điều khá phổ biến ở các thành phố lớn. Vậy theo quy định thì lực lượng công an xã, phường có quyền xử phạt và giữ xe của người vi phạm không, và trường hợp nào thì công an xã, phường có quyền tạm giữ phương tiện của người tham gia giao thông?

Công an xã, phường có quyền xử phạt người vi phạm không?

Tại điểm C khoản 2 Điều 33 Thông tư 32/2023/TT-BCA, có hiệu lực từ ngày 15/9/2023, Quy định, Công an xã sẽ được phép xử lý một số lỗi khi không có lực lượng CSGT đi cùng.

Theo đó, trường hợp không có lực lượng CSGT đi cùng thì Công an xã vẫn được thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được phê duyệt, sau đó phải báo cáo tình hình, kết quả hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm cho lực lượng CSGT. Công an xã chỉ được tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trên các tuyến đường xã và đường khác thuộc địa bàn xã quản lý. Cũng theo Thông tư 32 của Bộ Công an, Công an xã được dừng xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe thô sơ để xử phạt các lỗi bao gồm: Không đội mũ bảo hiểm theo quy định; Chở quá số người; Chở hàng hóa cồng kềnh, quá kích thước giới hạn; Dừng, đỗ xe không đúng quy định; Phóng nhanh, lạng lách, đánh võng; Không có gương chiếu hậu ở bên trái; Sử dụng ô (dù); Chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện.

canh-sat-trat-tu-co-duoc-dung-xe_0708153239

Ngoài ra, nếu phát hiện phương tiện giao thông vi phạm nghiêm trọng về trật tự, an toàn giao thông, an ninh, trật tự xã hội mà không ngăn chặn kịp thời sẽ gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội thì cũng được xử lý theo quy định. Trong quá trình xử lý vi phạm, nếu phát hiện hành vi vi phạm khác thì được xử lý theo thẩm quyền, nếu vượt quá thẩm quyền thì công an xã lập biên bản và báo cáo cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt.

Trước đó, quyền hạn của Công an xã, phường trong việc xử phạt người vi phạm giao thông cũng được quy định rõ. Pháp luật quy định, ngoài cảnh sát giao thông đường bộ theo quy định tại Thông tư 65/2012/TT-BCA quy định nhiệm vụ,quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát của cảnh sát giao thông đường bộ còn một số lực lượng khác cũng có thẩm quyền dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.

Căn cứ Nghị định số 27/2010/NĐ-CP về việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ quy định các lực lượng có thể được huy động phối hợp với CSGT tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi cần thiết gồm: Công an xã, phường, thị trấn và các lực lượng cảnh sát khác (gồm: cảnh sát trật tự, cảnh sát cơ động, cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát bảo vệ, và cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội).

Tuy nhiên, việc huy động phải thực hiện bằng Quyết định hoặc Kế hoạch huy động, trong đó nêu rõ lực lượng, số lượng cần huy động, thời gian, địa bàn huy động, trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể của CSGT, cảnh sát khác và công an xã tham gia phối hợp tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông.

Khi hết thời gian huy động ghi trong Quyết định hoặc Kế hoạch huy động mà không có văn bản huy động mới của cấp có thẩm quyền thì lực lượng cảnh sát khác và công an xã kết thúc nhiệm vụ được huy động, chuyển sang thực hiện nhiệm vụ thường xuyên.

Theo Điều 8 Nghị định số 27/2010/NĐ-CP về Cơ chế phối hợp giữa các lực lượng cảnh sát khác và công an xã với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ “Các lực lượng cảnh sát khác và công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng thì phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và phải thường xuyên thông báo cho lực lượng cảnh sát giao thông đường bộ về việc tuần tra, kiểm soát của mình, nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì phải lập biên bản vi phạm hành chính, báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết”.

Theo Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 47/2011/TT-BCA hướng dẫn thực hiện Nghị định số 27/2010/NĐ-CP về việc huy động các lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ thì “Trường hợp không có lực lượng cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng cảnh sát khác và công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.

Theo quy định này, khi độc lập làm nhiệm vụ (nghĩa là không phải là đi cùng lực lượng cảnh sát giao thông), công an phường chỉ được thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được phê duyệt.