Một số chế độ ăn đã được bệnh nhân áp dụng nhằm điều trị ung thư. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu lâm sàng nào cho thấy một chế độ ăn cụ thể có thể trị được ung thư.
Hóa trị và xạ trị là những phương pháp thường quy được sử dụng rộng rãi trong điều trị ung thư, tuy nhiên nhiều loại thuốc dùng cho hóa trị có tính độc rất cao gây ra tác dụng phụ không mong muốn cho bệnh nhân.
Chính vì lý do này, các nhà khoa học vẫn luôn tìm cách làm tăng hiệu quả sử dụng thuốc nhưng giảm bớt độc tính của thuốc.
Một trong những chiến lược luôn được tìm là chọn và sử dụng các loại thực phẩm phù hợp khiến cho hóa trị liệu hiệu quả hơn.
Để hỗ trợ sự tăng trưởng bất thường của chúng, các tế bào khối u cũng sử dụng chất dinh dưỡng bằng một số cách trao đổi chất bất thường.
Những con đường này là những lỗ hổng tiềm năng để các nhà khoa học tìm cách tấn công tế bào ung thư: một loại thuốc ngăn chặn một hoặc nhiều trong số các con đường đó có thể tiêu diệt khối u trong khi giữ các tế bào khỏe mạnh được an toàn.
Dưới đây là bảng liệt kê một số chế độ ăn để hỗ trợ điều trị ung thư được công bố trên các trang – tạp chí y khoa trên thế giới.
Xin lưu ý bạn đọc: Một số chế độ ăn đã được nhiều bệnh nhân áp dụng nhằm điều trị ung thư. Tuy nhiên nghiên cứu khoa học về các chế độ ăn này còn rất giới hạn. Trên thực tế chưa có nghiên cứu lâm sàng nào cho thấy một chế độ ăn cụ thể, cho kết quả rõ ràng là có thể trị được ung thư.
Chính vì vậy, danh sách này chỉ mang tính tham khảo và để người đọc hiểu rõ hơn ý nghĩa của từng phương pháp cũng như lợi ích và tác hại của nó khi áp dụng.
Phần này tổng quan một số chế độ ăn đang được sử dụng kết hợp với phương pháp điều trị lâm sàng, tuy nhiên cần nói rõ các kết hợp này hiện đang thử nghiệm lâm sàng, hiện chưa có kết quả chính thức và chỉ định cho bệnh nhân. Bạn đọc chỉ nên tham khảo
Tài liệu tham khảo:
1. Ledford, H., The right diet can boost potency of cancer drugs, in Nature. 2018, Nature.
2. Huebner, J., et al., Counseling patients on cancer diets: a review of the literature and recommendations for clinical practice. Anticancer Res, 2014. 34(1): p. 39-48.
3. O’Flanagan, C.H., et al., When less may be more: calorie restriction and response to cancer therapy. BMC Medicine, 2017. 15(1): p. 106.
4. Frezza, C., Histidine metabolism boosts cancer therapy. Nature, 2018. 559(7715): p. 484-485.
5. Kanarek, N., et al., Histidine catabolism is a major determinant of methotrexate sensitivity.Nature, 2018. 559(7715): p. 632-636.
6. POLLAK, M., Diet boosts cancer-drug effectiveness, in Nature. 2018, Nature.
7. Hopkins, B.D., et al., Suppression of insulin feedback enhances the efficacy of PI3K inhibitors.Nature, 2018. 560(7719): p. 499-503.
8. Maddocks, O.D.K., et al., Modulating the therapeutic response of tumours to dietary serine and glycine starvation. Nature, 2017. 544: p. 372.
9. Di Biase, S., et al., Fasting-Mimicking Diet Reduces HO-1 to Promote T Cell-Mediated Tumor Cytotoxicity. Cancer Cell, 2016. 30(1): p. 136-146.
10. Allen, B.G., et al., Ketogenic diets enhance oxidative stress and radio-chemo-therapy responses in lung cancer xenografts. Clin Cancer Res, 2013. 19(14): p. 3905-13.
11. Hamaguchi, R., et al., Effects of an Alkaline Diet on EGFR-TKI Therapy in EGFR Mutation-positive NSCLC. Anticancer Res, 2017. 37(9): p. 5141-5145.