Với tình hình biến động của thị trường chứng khoán trong tuần này, Trung Quốc đại lục là quốc gia phải đối mặt với nhiều vấn đề nhất trong số các nền kinh tế lớn trên thế giới.
Chỉ số Shanghai Composite đã giảm 7,6% trong 5 ngày giao dịch gần nhất, trở thành một trong những chỉ số có diễn biến tồi tệ nhất thế giới. Trong khi thị trường chứng khoán ở Trung Quốc đại lục – nơi những nhà đầu tư bán lẻ chiếm ưu thế – không thể coi là một thước đo trực tiếp về điều kiện kinh tế, thì sự biến động đó là rất quan trọng đối với các nhà đầu tư trên toàn cầu để họ cân nhắc khi việc Bắc Kinh coi việc cải cách thị trường tài chính là một mục tiêu chính sách lớn.
Những lo ngại về nền kinh tế trong nước đang có những bước đi chậm chạp, khi Bắc Kinh đang nỗ lực giảm sự phụ thuộc vào tăng trưởng nợ, đã ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư với chứng khoán nước này, bất chấp những thông báo về việc kích thích tài khoá và tiền tệ. Căng thẳng leo thang với Mỹ, và một đồng nội tệ yếu cũng làm tăng những lo ngại về sự tăng trưởng.
Yongyuan Yao, nhà nghiên cứu tại Nanhua Futures, nói với CNBC: “Từ góc độ kinh tế vĩ mô, những nỗ lực không ổn định của Trung Quốc vẫn chưa dừng lại và mặc dù sau cuộc họp giữa năm của Bộ Chính trị thì chính sách kinh tế vĩ mô vẫn chưa tập trung vào việc duy trì tăng trưởng ở mức ổn định, kết quả trên thực tế vẫn chưa rõ ràng.”
Yao nói thêm: “Dữ liệu kinh tế vĩ mô tháng 8 và các chỉ tiêu cảm tính của tháng 9 tiếp tục giảm. Không có có phản ứng rõ ràng trong nền kinh tế, thị trường chứng khoán rất khó để có thể thay đổi hoàn toàn và có biến động với xu hướng giảm không ổn định.”
Những lo ngại về nền kinh tế bị tác động bởi căng thẳng gia tăng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ chao đảo trong tuần trước, thời điểm đó thị trường Trung Quốc đóng cửa nghỉ lễ. Hôm thứ Hai, Shanghai composite mở cửa phiên giao dịch với mức giảm 3,7%.
Chỉ số này đã duy trì mức ổn định trong 2 ngày nhưng lao dốc đến 5,2% vào hôm thứ Năm xuống mức thấp nhất trong 4 năm gần đây. Mức sụt giảm này cũng là những gì S&P 500 phải đối mặt khi cổ phiếu các công ty công nghệ giảm và các nhà đầu tư lo ngại về việc tăng lãi suất.
Từ quan điểm về dài hạn, thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục đã có những diễn biến khá tệ. 8% là mức giảm kỷ lục của S&P 500, trong khi đó Shanghai Composite lại giảm gần 28% so với mức đỉnh và là chỉ số đứng thứ 3 thế giới về diễn biến “thảm hại” nhất so với mức đỉnh gần đây. Đứng đầu bảng xếp hạng này cũng là một chỉ số của Trung Quốc – Shenzen A Share, sau đó là ATHEX Composite của Hy Lạp.
Các chuyên gia dự báo rằng mức giảm mạnh cho thấy chứng khoán của Trung Quốc đã chạm đáy hoặc có thể phục hồi, Nanhua Yao cho biết. Nhưng sự biến động của thị trường chứng khoán lại cho thấy môi trường tài chính địa phương phát triển như thế nào.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc nên đưa ra những đợt đấu giá (price discovery) cho các doanh nghiệp, tài trợ thông qua thị trường vốn và phổ biến lợi nhuận, nhưng cho đến nay thị trường nước vẫn chưa thể hiện được những điều đó, theo Zheng Xinli, chủ tịch của Hiệp hội nghiên cứu khoa học chính sách Trung Quốc và phó chủ tịch Trung tâm giao lưu kinh tế quốc tế Trung Quốc. Zheng cho biết thêm, một trong những cách để Trung Quốc giải quyết các vấn đề nợ nần là có thể chuyển sang thị trường vốn.
Trái ngược với Mỹ, nơi các tổ chức đóng vai trò nổi bật trong việc giao dịch, thị trường Trung Quốc đại lục lại bị chi phối bởi các nhà đầu tư bán lẻ, những người có thể sẽ “cảm tính” hơn trong các giao dịch của mình.
Ning Zhu, giáo sư ngành tài chính tại Đại học Thanh hoa và phó giám đốc Viện Nghiên cứu Tài chính Quốc gia, cho biết: “Thị trường chứng khoán vẫn cần rất nhiều sự cải cách. Điều quan trọng nhất là các nhà lập quy không nên tạo cảm giác an toàn nhưng sai lầm như thế này, đặc biệt là đối với các nhà đầu tư bán lẻ. Điều này có thể được coi là một cơ hội tốt cho việc hướng dẫn các nhà đầu tư trong tương lai. Họ sẽ không bị thuyết phục trừ khi các nhà đầu tư phải chịu những tổn thất thực sự.”
theo CNBC