Tốt nghiêp đại học năm 2005, anh Nguyễn Hữu Lam về công tác ở khoa Công nghệ Thông tin một trường cao đẳng trên địa bàn TP Hải Phòng. Tại đây, anh đã trải qua hàng ngàn giờ giảng với lớp lớp thế hệ sinh viên. Cũng trong giai đoạn này, Internet và mạng xã hội (MXH) đã bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam.
Là người nhanh nhạy, lại đúng lĩnh vực chuyên môn nên thầy giáo trẻ không ngừng học tập. Ngoài việc lấy được tấm bằng thạc sĩ công nghệ thông tin, anh Lam tiếp tục đầu tư thời gian và công sức vào lĩnh vực mình đang theo đuổi.
Theo chia sẻ của anh Lam, phần lớn thời gian anh tìm tòi và theo học những khóa học từ những người nổi tiếng thành công trên thế giới như: Pengjoon – “quái kiệt” Internet Marketing; Jordan Belfort – sói già phố Wall; Richard Ducan – chuyên gia phân tích tài chính nổi tiếng của Mỹ; Bellum Tan – nhà đầu tư, tác giả của cuốn sách nổi tiếng “Dạy con làm giàu”; Vua bán hàng thế giới Blair Singer; Tony Robbins – huấn luyện viên và được mệnh danh là thầy của những người thầy,…
Tất cả những người anh chọn học đều thành công lớn trong sự nghiệp cũng như cuộc đời. Chính những kiến thức học được đã trở thành hành trang vững chắc cho anh Lam tiến thêm một bước dài trong sự nghiệp giảng dạy.
Khi bắt đầu rời bục giảng truyền thống, anh Lam nhanh chóng được hàng ngàn học viên ở Hải Phòng biết đến, đồng thời xây dựng được kênh Youtube Nguyễn Hữu Lam giúp ích cho hàng vạn học viên trên cả nước trang bị kiến thức căn bản, chuyên sâu về Internet Marketing. Đã rất nhiều người gửi thư cảm ơn anh Lam vì thành công nhờ những kiến thức, kinh nghiệm anh chia sẻ.
Làm thầy, làm diễn giả thời đại công nghệ bùng nổ có nhiều, mặc nhiên cạnh tranh là không hề nhỏ. Thực tế, lĩnh vực Internet Marketing có rất nhiều những người tự nhận mình là thầy, bán khoá học thu lợi, làm ảnh hưởng đến những người thầy chân chính. Tệ hơn có những người nhờ thời đại MXH và internet bùng nổ, học được ít nhiều kiến thức, mánh khoé nhưng không có nên tảng và phẩm chất của người thầy thực thụ đã làm hoen ố hình ảnh người thầy.
Nhiều “thầy” tự nhận là người truyền cảm hứng, nhưng ăn nói bỗ bã, không có chút nghiệp vụ, không tôn trọng người nghe, chỉ nói cho thích miệng. Khổ nỗi, tuổi trẻ thì sôi nổi nên vô tình cổ xuý cho những điều không thực sự tốt.
Có những người học tư duy, tư tưởng của người thầy lớn ở nước ngoài, nghĩ rằng mình sẽ sớm mang kiến thức đó “ban phát” cho người dân Việt, nhưng họ không thực sự hiểu về nền tảng và ý thức hệ xã hội của đất nước, cũng chẳng có nhiều kiến thức tổng quan về kinh tế, xã hội và nhân loại. Mặc dù vậy, những người thầy, người truyền cảm hứng kiểu đó họ kiếm được lợi ích thật sự cho bản thân, họ cũng chẳng mấy quan tâm đến ích lợi cộng đồng.
Lướt Internet và MXH thấy nhiều thầy thời đại công nghệ quá, thương thay cho bao học trò. Vì thời nay, học mất phí, học đúng thầy, mất phí nhưng có giá trị, học không đúng thầy mất phí, có chăng vớt vát được bài học đắng lòng.
Nói về những người tự nhận là thầy trên Internet, MXH để thêm trân trọng anh Nguyễn Hữu Lam. Giờ đây, anh Lam đã trở thành một người diễn giả lớn, đi khắp các tỉnh thành của đất nước gieo kiến thức Internet Marketing online cho hàng triệu người, trong đó ghi nhận nhiều người thành công.
Mặc dù vậy, điều đáng quý nhất của anh không hoàn toàn nằm ở kiến thức chia sẻ cho công đồng, mà nó còn nằm ở phẩm chất đạo đức, lối sống lành mạnh của người thầy thực thụ với nhiệt huyết hừng hừng hực trên bục giảng, trên sân khấu và nụ cười hiền hậu lúc đời thường.
Theo Bạt Phong (Pháp luật Plus, Báo Pháp Luật Việt Nam)
https://www.phapluatplus.vn/kinh-te-cong-nghe/nguyen-huu-lam-tu-thay-giao-cong-nghe-thong-tin-tro-thanh-chuyen-gia-marketing-online-d111481.html