Xem lại đoạn băng giám sát mà ai nấy cũng đều rùng mình kinh sợ và chính sự vô ý của giáo viên là điều đáng trách nhất trong tình huống đầy đau lòng này.
Vào ngày 17 tháng 4, một cậu bé 4 tuổi đang ở trường mẫu giáo tại Lưu Dương, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc bị hóc dị vật dẫn đến thảm kịch xảy ra.
Trong video giám sát cho thấy, cậu bé Nguyên Nguyên vì lo lắng nên chạy vòng quanh trong lớp, không ngừng dùng tay để lấy đồ vật mắc kẹt trong cổ họng ra ngoài, lúc này cậu bé còn xô phải bản ghế trong phòng học. Tuy nhiên, những âm thanh này không thu hút được sự chú ý của giáo viên.
Nguyên Nguyên chạy vòng quanh lớp học sau khi bị hóc dị vật
Tiếp theo đó, cậu bé Nguyên Nguyên bị ngã và đau đớn lăn lộn trên sàn nhà, nhưng vẫn như cũ không có giáo viên đến xem tình hình. Đến lần thứ 2 bị ngã, sau khi cậu bé lăn lộn trên mặt đất khoảng 3 phút, thì có một giáo viên mặc áo vàng chạy tới, nhưng lúc này Nguyên Nguyên đã nằm bất động trên sàn nhà.
Bé thậm chí còn xô đổ bàn ghế
Và ngã xuống đất bất tỉnh
Đến lúc này giáo viên mới chạy ra thì đã quá muộn
Sau đó xe cấp cứu đã đến hiện trường, các nhân viên y tế lập tức cấp cứu cho cậu bé, nhưng thật không may, cấp cứu không có hiệu quả, Nguyên Nguyên bất hạnh đã tử vong.
Từ phương diện trên chúng ta tìm thấy 2 vấn đề: Thứ nhất là sự lơ là của giáo viên trong việc trông trẻ và thứ 2 là giáo viên thiếu kiến thức sơ cứu khi trẻ bị hóc dị vật.
Khi dị vật vào khí quản, khí quản là kênh chúng ta dùng để thở, nếu khí quản bị chặn hoàn toàn, thì chúng ta không có cách nào để thở và có thể chết do ngạt thở. Chức năng nuốt của trẻ chưa hoàn thiện, do vậy khi trẻ khóc hoặc cười trong khi ăn, thức ăn rất dễ đi vào khí quản.
Cách sơ cứu hóc dị vật bằng thủ thuật Heimlich
Nguyên lý của cách cấp cứu Heimlich: Lợi dụng lực ép vùng bụng- mô mềm dưới cơ hoành, tác động đột ngột sinh ra áp lực hướng lên trên, ép chặt hai bên phổi, từ đó làm cho không khí lưu lại trong phổi hình thành nên luồng khí thông thường. Cách làm này kèm theo luồng khí có tính tác động, có phương hướng chạy thẳng vào trong khí quản, chặn đứng các dị vật bị hóc trong khí quản, thanh quản bài trừ ra ngoài, người bị nạn được cứu sống.
Với người lớn
Để bệnh nhân đứng, người cúi ra trước, người cấp cứu đứng phía sau, hai tay ôm bụng sát trên xương ức dùng cả thân người mình giật mạnh từ trước ra sau và từ dưới lên trên để làm tăng áp lực trong lồng ngực tống dị vật ra. Cần làm động tác nhanh và dứt khoát.
Khi nạn nhân ngã xuống phải lật nghiêng người hoặc nằm ngửa nhưng đầu nghiêng. Sau đó lấy hai bàn tay ấn vào phía trên xương ức thật mạnh từng cái một. Sau mỗi đợt ép dùng 2 – 3 ngón tay để móc khoang miệng kiểm tra xem dị vật ra chưa.
Với trẻ nhỏ
Ảnh minh họa
Với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên một cánh tay, dùng lòng bàn tay kia vỗ lưng 5 lần mạnh và nhanh vùng giữa 2 xương bả vai, sau đó lật ngửa trẻ lại. Nếu còn khó thở, dùng 2 ngón tay ấn ngực 5 lần. Trẻ 5 – 7 tuổi thì đặt em bé vắt qua đùi, vỗ 5 cái vào vùng lưng phía sau phía trên ngực.
Những điều cha mẹ cần chú ý khi trẻ bị hóc dị vật
– Khi trẻ ăn thức ăn nhỏ và cứng như đậu phộng, hạt dưa, hoặc trẻ chơi các đồ chơi nhỏ, mảnh, không may bị nuốt phải dị vật. Sau đó, trẻ xuất hiện tỉnh trạng ho, ngạt thở, sắc mặt tím tái, cha mẹ phải hết sức cảnh giác, lắng nghe cẩn thận xem hơi thở của trẻ có dày không và có tiếng khò khè hay không. Nếu có phải lập tức sơ cứu, để lôi dị vật ra ngoài.
– Khi một số trẻ vô tình nuốt phải vật lạ, hoặc dị vật tương đối nhỏ, khi nuốt vào có thể không có triệu chứng điển hình, trong trường hợp này mặc dù chưa có triệu chứng rõ ràng, nhưng không lâu sau trẻ xuất hiện tình trạng ho dai dẳng, sốt, có đờm,… sau khi điều trị bằng thuốc nhiều lần không cải thiện, cần nghi ngờ khả năng có dị vật trong đường thở.
Ảnh minh họa
– Khi trẻ đang ăn, đột nhiên trẻ không thể nói, không thể ho, mặt tái xanh và gần như không thể thở, điều này xác nhận là trẻ bị hóc dị vật. Người lớn cần phải sơ cứu trong thời gian 4 phút, bởi đây là thời gian giải cứu tốt nhất.
– Nếu bỏ lỡ thời gian giải cứu tốt nhất, đứa trẻ sẽ gây ra hoại tử không hồi phục do thiếu máu cục bộ và thiếu oxy trong não. Ngay cả khi giải cứu thành công, sau này rất có thể sẽ để lại biến chứng nghiêm trọng.
Nguồn: Aboluwang