Theo PGS.TS Lê Hữu Doanh do hiểu sai về căn bệnh vảy nến khiến cho nhiều người mắc bệnh chịu sự kỳ thị rất lớn của người xung quanh.
Nhiều bệnh nhân muốn tìm đến cái chết để giải thoát
Đang điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương chị Tr.T.H (36 tuổi tại Nam Định) chia sẻ nhiều lần chị đã nghĩ tới cái chết vì mắc phải căn bệnh “kỳ lạ” không giống ai.
“16 tuổi tôi bị mắc phải căn bệnh “lạ” mà cả làng tôi chưa từng ai mắc phải. Từng mảng da trên người tôi bong tróc, tôi nhìn còn thấy sợ. Nhiều người hàng xóm nói tôi bị nhiễm HIV nên mới lở loét như vậy. Tôi đi học chỉ ngồi một mình một bàn vì các bạn xa lánh ngại giao tiếp”, chị H chia sẻ.
Chịu sự kỳ thị xa lánh của mọi người nhiều lần tôi đã muốn tìm đến cái chết để giải thoát khỏi căn bệnh “lạ”. “Với tôi tương lai đã khép lại tôi không đủ tự tin để gặp gỡ và giao tiếp với mọi người trong một bộ dạng xù xì như cóc”, chị H nói.
Sau một thời gian dài sống trong bế tắc chị H cũng đã chấp nhận sự thật sống chung với căn bệnh mình đang mắc.
Không được may mắn như chị H, đó là trường hợp của anh V.C.Ch (42 tuổi). Anh Ch cũng đã từng có một gia đình hạnh phúc với 2 đứa con. Năm anh Ch, 38 tuổi tự nhiên trên người xuất hiện những đám da bong tróc như ra rắn.
Nhiều bệnh nhân chủ muốn tìm tới cái chết khi mắc phải căn bệnh vảy nến.
Anh Ch đi khám thì được kết luận mắc bệnh vảy nến và phải điều trị suốt đời. Sau một thời gian điều trị vảy nến của anh Ch đã được kiểm soát. Tuy nhiên, anh Ch không thay đổi lối sống tiếp tục rượu bia cùng với những áp lực trong cuộc sống, bệnh đã phát toàn thân.
Do không thông cảm được căn bệnh anh Ch mắc nên vợ anh đã quyết định lý hôn. Cú sốc tan vỡ gia đình khiến cho bệnh của anh Ch càng một nặng. Thời điểm đó anh cũng nghĩ tới cái chết nhưng thương hai con còn nhỏ nên anh đã phải tự động viên mình sống.
Bệnh vảy nến có thể kiểm soát được
PGS.TS.BS Lê Hữu Doanh, Phó giám đốc (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho hay bệnh nhân bị mắc vảy nến hiện nay vẫn chịu sự kỳ thì rất lớn của những người xung quanh. Khoa học hiện đại đã tìm cách để kiểm soát bệnh. Bệnh vảy nến là bệnh ngoài da nhưng không lây khi tiếp xúc.
“Hiện nay, trên thế giới có khoảng 125 triệu người mắc bệnh vảy nến (chiếm khoảng 2% dân số). Bệnh vảy nến ở Việt Nam hiện chưa có thống kê số liệu cụ thể nhưng ước tính có khoảng 2 triệu người mắc bệnh. Căn bệnh khi mắc ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý bệnh nhân tự ti vì sự kỳ thị của người xung quanh”, PGS,TS Doanh nói.
Vẩy nến là bệnh mãn tính, dễ tái phát nhiều đợt sau điều trị. Bệnh không điều trị khỏi nhưng hiện nay có rất nhiều loại thuốc, phương pháp điều trị có thể kiểm soát được bệnh. Việc điều trị bệnh cần có sự phối hợp chặt chẽ của người bệnh với bác sĩ.
Bệnh nhi vảy nến thể mủ đang được bác sĩ Doanh khám.
Hiện nay, nguyên nhân mắc bệnh vảy nến còn nhiều ý kiến, nhưng 2 yếu tố được nghi ngờ nhiều nhất là gen di truyền và yếu tố môi trường. Chưa có nghiên cứu chứng minh ăn uống liên quan tới căn bệnh vảy nến.
Ở người người mang gen bệnh khi gặp các yếu tố điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát như: vi khuẩn, vi rút, căng thẳng tâm lý, uống rượu, thuốc lá…
Theo bác sĩ Doanh vảy nến thể thông thường, gồm vảy nến thể giọt, thể đồng tiền, thể mảng. Vảy nến thể đặc biệt, thể đảo ngược, thể ở lòng bàn chân-bàn tay, thể đỏ da toàn thân vảy nến, thể mủ, vảy nến móng – khớp, vảy nến niêm mạc…
Bệnh vảy nến có thể bị chẩn đoán nhầm với 100 loại bệnh khác nhau như tổn thương ở móng tay, chân, móng dễ bị tách, sùi gãy món dễ chẩn đoán nhấm là nấm móng. Bệnh ở kẽ mông, sinh dục có thể nhầm với bệnh lây nhiễm qua đường sinh dục…
“Khi gặp những vấn đề bất thường về da người bệnh nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm”, bác sĩ Doanh khuyến cáo.