Dùng “mánh khoé” để lừa đảo hàng trăm tỉ đồng, đẩy cả người thân vào cảnh nợ nần

Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định “Tạm hoãn xuất cảnh” đối với Võ Thị Hồng Phúc (còn gọi là “Ốc”, SN 1990, ngụ tổ 1, thôn Phát Chi, xã Trạm Hành, TP. Đà Lạt) để điều tra nguồn tin tố giác tội phạm. Phúc bị nhiều người dân tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
hinh PH dai dien

Đáng nói, với chiêu thức của mình, Phúc còn đẩy cả người thân vào cảnh túng quẫn, nợ nần và mất nhà cửa.

Đẩy cả người thân rơi vào cảnh nợ nần, túng quẫn. 

Báo Pháp luật Việt Nam đã có bài viết “Lợi dụng hoạt động thiện nguyện để vay mượn, có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra ở huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng phản ánh Võ Thị Hồng Phúc đã lừa đảo những thành viên trong các nhóm thiện nguyện hàng chục tỉ đồng dưới chiêu thức “đáo hạn ngân hàng, hợp tác buôn bán bất động sản”.

Tuy nhiên, danh sách những nạn nhân của Phúc còn kéo dài qua nhiều địa phương khác ở huyện Đức Trọng, TP Đà Lạt. Đáng nói, với chiêu thức của mình, Phúc còn đẩy cả người thân vào cảnh túng quẫn, nợ nần và mất nhà cửa.

Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định “Tạm hoãn xuất cảnh” đối với Võ Thị Hồng Phúc.

Cơ quan CSĐT – Công an tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định “Tạm hoãn xuất cảnh” đối với Võ Thị Hồng Phúc.

Cụ thể, ông Phùng Trung Hoà, SN 1968, ngụ TP Đà Lạt là cậu ruột của Phúc. Năm 2015, nại ra lý do cần tiền để đầu tư làm ăn, Phúc cùng mẹ (là chị gái của ông Hoà) đến nhà vay của ông Hoà 500 triệu.

Đến 6/2016, Phúc tiếp tục lấy lý do cần tiền làm ăn nên năn nỉ ông Hoà cho mượn quyển sổ hồng căn nhà đang ở để vay 1,1 tỷ. Tin lời người thân, ông Hoà đã vay ngân hàng số tiền nói trên đưa cho Phúc. Đến 2017, Phúc tiếp tục lấy lý do đáo hạn ngân hàng nên nhờ ông Hoà ra ngân hàng ký để vay tiếp nhưng ông Hoà không đồng ý. Đến năm 2018, Phúc đến nhà ông Hoà doạ uống thuốc tự tử nếu ông Hoà không ký cho Phúc để vay tiền ngân hàng. Quá tin tưởng người thân, ông Hoà tiếp tục ký cho Phúc vay 1,1 tỷ. Từ đó đến 2020, Phúc bặt vô âm tín, không trả cho ngân hàng. Trước áp lực bị xiết nợ, ông Hoà buộc phải bán căn nhà nói trên để trả nợ cho ngân hàng.

Đau xót nước mắt người thân

Tương tự ông Hoà là trường hợp của bà Phùng Thị Phương Thu (SN 1973, ngụ TP Đà Lạt) là Dì ruột của Phúc.

Năm 2016, tin lời ngon ngọt của đứa cháu gái có vẻ ngoài là doanh nhân làm ăn thành đạt, bà Thu đã thế chấp căn nhà ở TP Đà Lạt cho Phúc vay 650 triệu đồng. Trước áp lực phải trả nợ cho ngân hàng, tháng 1/2018, Phúc trả cho bà Thu 550 triệu. Đến năm 2019, Phúc lừa bà Thu cho mượn quyển sổ đỏ để đáo hạn ngân hàng nhưng lại nhờ một người dì ruột khác mạo danh bà Thu viết giấy bán căn nhà của bà Thu cho người khác.

Hàng chục người dân ở TP Đà Lạt, huyện Đức Trọng, huyện Đơn Dương bị Phúc lừa hàng trăm tỉ đồng.

Hàng chục người dân ở TP Đà Lạt, huyện Đức Trọng, huyện Đơn Dương bị Phúc lừa hàng trăm tỉ đồng.

Cụ thể, Phúc nhờ bà Phùng Thị Phương Lan mạo danh là bà Thu đến viết giấy bán căn nhà của bà Thu cho bà Nguyễn Thị Thu Thuỷ với giá 500 triệu. Đến khi bà Thu phát hiện ra căn nhà của mình bị Phúc lừa đem đi bán cho bà Thuỷ thì làm đơn tố cáo gửi công an tỉnh Lâm Đồng. Đáng tiếc, vụ việc có dấu hiệu lừa đảo quá rõ ràng nhưng cơ quan CSĐT (Công an tỉnh Lâm Đồng) cho rằng vụ việc không đủ yếu tố cấu thành cấu thành tội phạm hình sự.

Đến nay, bà Thu vẫn phải gõ của khắp nơi cầu cứu vì căn nhà của mình vô cớ bị đứa cháu và người thân viết giấy bán cho người khác.

Hàng chục người dân lâm cảnh nợ nần vì chiêu trò của “doanh nhân trẻ”

Sau khi đăng bài phản ánh về sự việc lừa đảo liên quan đến Võ Thị Hồng Phúc, Báo Pháp luật Việt Nam tiếp tục nhận được đơn của nhiều người tố cáo Phúc lừa đảo bằng cách đáo hạn ngân hàng và đầu tư bất động sản, nhưng tất thảy đều không lấy lại được tiền, khiến họ lâm vào cảnh nợ nần, phải làm thuê kiếm sống.

Vì tin lời cháu ruột, ông Hoà phải bán căn nhà cảu mình và đi ở trọ.

Vì tin lời cháu ruột, ông Hoà phải bán căn nhà của mình và đi ở trọ.

Thủ đoạn của Phúc là tạo cho mình vỏ bọc là người làm ăn lớn, có nhiều bất động sản, xe ô tô để lấy lòng tin của mọi người. Sau đó, Phúc nại lý do cần tiền để làm đáo hạn ngân hàng rồi vay tiền của nhiều người với số tiền hàng trăm tỉ đồng. Nghiêm trọng hơn, Phúc còn giả chữ ký để đánh tráo nợ, ngang nhiên thuê người gây thương tích, uy hiếp tinh thần chủ nợ. Thậm chí vu khống, tố cáo ngược lại chủ nợ.

Dấu hiệu lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Phúc càng thể hiện rõ qua việc bà Phúc xây dựng kịch bản, có ý đồ lừa đảo ngay từ đầu. Khi vay mượn tiền, và kể cả khi nhờ những người thân hoặc người có chức vụ quyền hạn giúp đỡ bất cứ việc gì, bà Phúc đều sử dụng thiết bị ghi âm, sau đó cắt ghép nhằm tung tin thất thiệt có lợi cho mình và bất lợi cho người khác.

Với số tiền lừa đảo lên đến hàng trăm tỉ đồng ở nhiều địa phương khác nhau cho thấy hành vi của bà Phúc gây ảnh hưởng rất lớn cho xã hội, khiến nhiều người lâm vào cảnh nợ nần, tài sản mất trắng. Trong đó, có người đã nhẹ dạ vay mượn tiền nặng lãi bên ngoài để đưa cho Phúc rồi lâm cảnh nợ nần, bị áp lực xã hội đen đòi nợ, đe doạ xúc phạm mỗi ngày. Hậu quả sẽ rất nghiêm trọng, nếu cơ quan chức năng không kịp thời ngăn chặn, xử lý.

Báo Pháp luật Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin.

 

Theo Hiếu Nghĩa – Trọng Nghĩa (Pháp luật Plus, Báo Pháp Luật Việt Nam)

https://www.phapluatplus.vn/dieu-tra-ban-doc/dung-manh-khoe-de-lua-dao-hang-tram-ti-dong-day-ca-nguoi-than-vao-canh-no-nan-d174787.html