COVID-19 kẻ “tiếp tay” cho các vụ bạo hành trẻ em

Bạo hành trẻ em – câu chuyện không còn mới nhưng lại trở nên “nóng” trong mùa dịch COVID-19 với hàng loạt vụ gây chấn động dư luận.

Hơn 2 năm nay, dịch COVID-19 diễn biến phức tạp đã gây ra tổn thất nặng nề trên toàn cầu. COVID-19 khiến cuộc sống đảo lộn, như kẻ “tiếp tay” thầm lặng khiến trẻ em và phụ nữ gia tăng nguy cơ bị bạo lực như xâm hại tình dục, bạo hành, ngược đãi…

Không ít vụ việc vì tức giận mà người lớn dùng đòn roi đánh trẻ con, hay tệ hơn là bạo hành thể chất, tinh thần… để lại hậu quả nặng nề, là ân hận mãi về sau của những người làm cha mẹ. Áp lực học tập, sự thiếu thốn nơi vui chơi, tương tác với bạn bè khiến trẻ có tâm lý thu mình lại, ngại giao tiếp với bố mẹ. Mặt khác, người lớn vì gánh nặng kinh tế nên cũng dễ nảy sinh những suy nghĩ tiêu cực, có xu hướng trút giận lên trẻ nhỏ.

3_loi_02-1642991192050

Đối tượng Nguyễn Trung Huyên.

Như mới đây, dư luận bàng hoàng và phẫn nộ khi bé Đ.N.A bị 9 chiếc đinh ghim vào đầu. Nghi phạm gây ra hành động man rợ này chính là người tình của mẹ bé A – đối tượng Nguyễn Trung Huyên (30 tuổi, trú tại huyện Thạch Thất, Hà Nội).

Ngày 20/1, Công an TP Hà Nội đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Trung Huyên về tội “Giết người”.

tre5-1642937886123-16429378863562094509649

Bé Đ.N.A bị 9 chiếc đinh ghim vào đầu.

Hay tối 22/12/2021, cháu N.T.V.A. (SN 2013, ngụ quận 1, TP HCM) được đưa vào bệnh viện ở phường 22, quận Bình Thạnh để cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ phát hiện cháu bé đã tử vong trước khi đến bệnh viện. Kiểm tra trên người cháu bé, bác sĩ thấy nhiều vết bầm tím nghi bị đánh đập nên gọi điện trình báo công an.

Nhận được tin báo, Công an quận Bình Thạnh nhanh chóng có mặt phục vụ điều tra. Công an sau đó đã mời làm việc với cha cháu bé và Trang (bạn gái của ông này). Sau quá trình điều tra, ngày 25/12, Công an quận Bình Thạnh, TP HCM đã bắt khẩn cấp Nguyễn Võ Quỳnh Trang.

y

Đối tượng Nguyễn Võ Quỳnh Trang.

Trước nhiều vụ bạo hành ghê sợ, bà Bùi Thị An (Đại biểu Quốc hội khóa XIII) cho biết: “Những hành vi bạo hành trẻ nghiêm trọng, mất tính người. Dù Luật Trẻ em đã có rồi nhưng chuyện bảo vệ trẻ em chưa ổn, là báo động lớn nên cần cả hệ thống chính trị vào cuộc. Có thể phải sửa lại Luật trẻ em để những đối tượng bạo hành trẻ phải chịu xử phạt nghiêm minh”.

Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, khi trẻ nhỏ phải ở nhà luôn tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm, theo bà An, chuyện học online mùa dịch có thể áp dụng được nhưng tùy vào từng bậc học. Với học sinh lớp 1,2 là chưa thích hợp khi học online, cho nên, Bộ GD&ĐT phải nghiên cứu để phù hợp hơn về hình thức dạy học, thời lượng… như thế nào để phù hợp với lứa tuổi.

“Dạy học obline không thích hợp với lứa tuổi nhỏ. Trẻ em phải được tiếp xúc, giao lưu… chứ ngồi ở nhà bên máy tính sẽ không nên chuyện” – bà An khẳng định.

image001-22-410x304

Bà Bùi Thị An.

Tình trạng bạo lực gia đình trong đại dịch COVID-19 có xu hướng tăng lên và nghiêm trọng hơn, người bị bạo lực phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Vì vậy, bà Bùi Thị An cho rằng, với các hành vi bạo hành dã man, ghê sợ thì cần đưa ra chế tài xử lý nghiêm, đủ răn đe để hành vi đó không tái diễn, thậm chí tử hình đối tượng gây ra.

Tất cả trẻ em đều có quyền được bảo vệ khỏi bị bạo hành, dù bản chất hay mức độ nghiêm trọng của hành vi đó như thế nào.

Có thể thấy được, sau giai đoạn khủng hoảng của xã hội có rất nhiều các vấn đề vi phạm pháp luật nói chung và mâu thuẫn trong các mối quan hệ nói riêng trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Nói về nguyên nhân của các vụ bạo hành trẻ em trong thời gian qua, PGS.TS Trần Thành Nam – Chủ nhiệm khoa Các khoa học giáo dục, trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Chính những vụ bạo hành xảy ra ở trong gia đình cũng đã được báo trước. Chúng ta đã trải qua giai đoạn rất khó khăn do giãn cách xã hội vì dịch COVID-19, điều này khiến thu nhập, hay các vấn đề an ninh – xã hội đều giảm xuống, tạo tâm lý căng thẳng với người lớn, đặc biệt người trong khu cách ly; Va chạm trong gia đình dẫn tới những xích mích; Trẻ em ở trong không gian nhỏ hẹp, khoảng thời gian dài khiến bản thân căng thẳng, trở nên ngang bướng là khởi điểm dẫn đến những hành vi bạo hành…

Ngoài ra, nhiều người thể hiện sự ấm ức trong cuộc sống bằng cách trút giận lên trẻ nhỏ mà đây là đối tượng không có khả năng chống trả cũng là nguyên nhân khiến các cuộc bạo hành tăng lên”.

5953_images2137297_IMG_8926

PGS.TS Trần Thành Nam

“Chúng ta có thể thấy được những người bố, người mẹ bạo hành con, có thể bản thân họ trước đây cũng là nạn nhân của bạo hành và cách thức mà họ đối xử với người khác có thể là từ những mối quan hệ trước đây, của chính cha mẹ họ hoặc là từ xã hội” – PGS.TS Trần Thành Nam cho hay.

PGS.TS Trần Thành Nam nhận thấy, trong cuộc sống, mọi người đều chú ý tới vấn đề kinh tế mà bỏ qua sức khỏe cũng như bảo vệ trẻ em. Cần có những chính sách, hay hiểu biết tiền hôn nhân vì nếu hành vi bạo hành trẻ em rồi chỉ phạt hành chính, không giáo dục thì làm sao thay đổi nhận thức.

Vì vậy, ngoài xử phạt thật nặng các đối tượng bạo hành trẻ em cả về thể chất lẫn tinh thần thì cần xử lý hình sự, bên cạnh đó phải bắt đi giáo dục bắt buộc để các đối tượng thay đổi nhận thức, hành vi.

Theo kết quả khảo sát nhanh của một nhóm nghiên cứu trường Đại học Y Hà Nội thực hiện cuối năm 2020 tại 4 địa phương: Hà Nội, Quảng Ninh, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng trong khuôn khổ dự án Xóa bỏ bạo lực đối với Phụ nữ và Trẻ em do Liên Hợp Quốc hỗ trợ, bạo hành trẻ em trong mùa dịch COVID-19 gia tăng.

 

Theo Hùng Tâm (Pháp luật Plus, Báo Pháp Luật Việt Nam)

https://www.phapluatplus.vn/giao-duc-suc-khoe/covid-19-ke-tiep-tay-cho-cac-vu-bao-hanh-tre-em-d175467.html