Carrick: Người Anh đã có được thứ mình khao khát, nhưng lại đánh mất một “báu vật”

Carrick: Người Anh đã có được thứ mình khao khát, nhưng lại đánh mất một "báu vật"

Với Michael Carrick, sự hoàn hảo là khi một đường chuyền đi đúng hướng anh muốn, dẫn đến một tình huống ngon ăn cho đồng đội.

1. Là một cầu thủ thầm lặng, anh thường coi những đường chuyền như những viên gạch tạo nên nền tảng cho trận đấu, Carrick chỉ ra hai tình huống mà anh xem là chuẩn mực anh đặt ra cho bản thân.

“Một là đường chuyền cho Chicharito trong trận đấu FA Cup mùa 2012/13 trước Chelsea ở Old Trafford, một đường chuyền qua đầu, và rồi cậu ta ghi bàn thành công bằng đầu”. Carrick nói.

“Thứ hai là đường chuyền cho Berbatov trong trận đấu FA Cup đối đầu Tottenham Hotspurs ở Old Trafford mùa 2008-09… đó là hai khoảnh khắc khi bạn thấy được và thực hiện được một đường chuyền, và nó chính xác với những gì bạn mường tượng trong đầu.

Đôi khi bạn tạo ra một đường chuyền, nó thành công, nhưng lại không giống như bạn mường tượng, hay không đúng điểm rơi bạn muốn.

Nhanh lắm. Như một tia chớp vậy. Nhưng đó là thứ tôi thích. Đấy là lối chơi, là thử thách, cố nghĩ xem “mình đang tính làm gì đây ? Mình muốn chuyền bóng vào đâu ? Mình muốn đưa nó đến vị trí nào?” Đó là bản năng…nhưng đó là tôi, đó là điều tạo nên tôi, đó là thứ định hình tôi”.

Đấy cũng là điều mà các cầu thủ Anh đang thiếu, như Gareth Southgate thường than vãn.

Carrick nói trong một cuộc phỏng vấn, mở rộng vấn đề này trong cuốn tự truyện của mình. Quyển tự truyện này ra đúng thời điểm các học trò của Southgate đối đầu Croatia, một đội bóng chú trọng vào lối kiểm soát và ĐT Anh đang thiếu, nói cách khác, ĐT Anh đang thiếu một người như Luka Modric.

Thật sự khó chịu khi chính Carrick cũng ít khi được sử dụng ở ĐT Anh, dù những cầu thủ cũng có lối chơi giống anh như Xavi, Xabi Alonso thường dành rất nhiều sự tôn trọng cho anh. Carrick chính là thứ mà ĐT Anh còn thiếu lúc này.

2. Điều đó dẫn đến một câu hỏi: Tại sao mẫu cầu thủ đó lại biến mất ? Tại sao nền bóng đá Anh không sản sinh thêm được những cầu thủ như Carrick nữa ?

“Đó là một vấn đề nan giải”, Carrick nói. “10, 15 năm trước, người ta khao khát có một cầu thủ có thể đi bóng. Thời đó, chúng ta không có ai như thế. Thế rồi chúng ta có những cầu thủ biết đi bóng như Marcus Rashford hay Raheem Sterling, và giờ thì chúng ta không có những cầu thủ biết chuyền bóng. Nó như một vòng xoay vậy”.

Thế nhưng, câu trả lời cho sự thiếu hụt chân chuyền lại đến từ một câu hỏi về cách dùng Carrick của ĐT Anh. Carrick thi đấu phía sau Frank Lampard và Steven Gerrard ở trận vòng 1/16 trước Ecuador ở World Cup 2006. Nhưng dù thành công ở trận đấu đó. ĐT Anh chưa bao giờ sử dụng lại kiểu sắp xếp này.

Carrick: Người Anh đã có được thứ mình khao khát, nhưng lại đánh mất một báu vật - Ảnh 2.

Carrick tại World Cup 2006.

Điều đó chẳng khiến Carrick chán nản hay sao ?

“Có lẽ thế”, anh thừa nhận. “Thành thật mà nói, tôi chẳng nghĩ rằng nó sẽ được sử dụng thêm. Tôi có lẽ sẽ thích lối sắp xếp này, nhưng tôi không nghĩ nó sẽ được tính đến. Tôi không nghĩ đó là phong cách chơi của ĐT Anh ở thời điểm đó. Một trận đấu tuyệt vời, mọi người đều nói thế, nhưng sự thực, tôi không nghĩ mọi người thích muốn điều đó”.

“Họ thích mẫu cầu thủ hùng hổ hơn, rõ ràng thế. Scholes là người phù hợp, tôi nghĩ thế. Cậu ấy rất ít được sử dụng ở ĐT Anh. Thật đáng ngạc nhiên. Nhưng… đẩy cậu ấy sang cánh trái với tôi là một điều điên rồ.”

Như Carrick nói trong cuộc phỏng vấn, cũng như trong cuốn sách của mình, cách tiếp cận trận đấu của Anh không phù hợp với văn hóa bóng đá Anh.

Dù vậy, anh có thể cảm nhận sự thay đổi trong văn hóa bóng đá Anh, một phần là nhờ công Southgate – “Tôi nghĩ Gareth đã tạo nên sự thay đổi trong đội bóng, cũng như phong cách của họ”- nhưng lối chơi của Carrick không xuất phát từ học viện hay bởi huấn luyện. Đó như là một điều mà anh tự tạo, và một phần xuất phát từ truyền thống gia đình.

“Theo một cách nào đó, tôi cảm thấy có một “phong cách Carrick,” anh nói trong quyển sách của mình.

“Ông tôi thường bảo tôi “chuyền đi” và “đổi vị trí đi.” Đó là điều mà ông dạy bố tôi, và ông cũng rất chú trọng vào việc truyền đạt cho tôi điều đó. Như ông tôi, bố thường dặn tôi “chuyền, chuyền, chuyền cho ai ở vị trí tốt hơn”. “Thi đấu cho toàn đội” cũng rất có ý nghĩa với bố”.

Điều đó khiến một cậu bé bị cuốn hút bởi lối chơi của các đối thủ Hà Lan khi cậu đối đầu họ trong một trận đấu thuộc giải đấu U12 của Wallsend Boys Club.

“Rõ ràng là họ chơi một thứ bóng đá khác chúng tôi,” Carrick nói. “Tôi không nói rằng nó tệ hơn hay tốt hơn, nhưng có thể cảm nhận rằng họ chú trọng đến trận đấu hơn”.

“Chúng tôi không thua, nhưng có thể thấy rằng họ tốt hơn chúng tôi, gần như một chiến thắng về mặt tinh thần vậy. Chúng tôi chơi rắn hơn họ, gần như bóng đá đường phố, còn họ thì tính toán hơn, và chính xác hơn”.

3. Mỉa mai thay, có lẽ chính âm hưởng “đường phố” đã khiến cho Carrick trở thành một cầu thủ có lối chơi tính toán cao. Anh phát triển lối chơi này dù nó đi ngược lại văn hóa bóng đá Anh. Carrick khi đó thậm chí còn thường xuyên chơi chuyền bóng với các cây cột đèn đến cả tiếng đồng hồ.

“Tôi thích chuyền bóng, cảm nhận quả bóng trong chân,” anh nói. “Tôi nghĩ bất cứ cá nhân nào, nếu thật sự thấy thích một điều gì đó, sẽ thường tập trung vào nó hơn. Đó là tôi. Vài cầu thủ thích dắt bóng, vài người thích ghi bàn, tôi thì thích chuyền bóng. Đơn giản chỉ có thế”.

Điều đó dẫn đến cách nhìn nhận tinh tế về bóng đá của Carrick, điều được anh nêu ra trong cuốn tự truyện.

“Tôi thích phán đoán trước hai hay ba trước, nghĩ cách lôi kéo đối thủ ra khỏi vị trí,” anh viết.

“Giống như trong một ván cờ vậy. Ví dụ, rất nhiều lần, một tiền vệ sẽ thường chuyền bóng về cho hậu vệ, khán giả sẽ đứng vỗ tay tán thưởng. Tôi lại nghĩ, thực ra điều đó vô nghĩa thật sự. Tôi thích giữ bóng, và khi có ai đó di chuyển, tôi sẽ lập tức thực hiện đường chuyền”.

“Đôi khi, tôi sẽ cố gắng kiểm soát đối thủ bằng một đường chuyền nhẹ hoặc nhanh…Một cú chuyền 60 dặm cho tiền đạo cánh có thể dễ dàng được các hậu vệ kiểm soát, nhưng một đường chuyền 5 dăm xuyên qua hai tiền vệ có thể khiến cả hàng phòng thủ rối loạn, khiến họ bối rối không biết tiền vệ trung tâm có xông ra hay không?

Chuyền bóng từ hàng phòng ngự luôn là kỹ năng tốt nhất của tôi. Rất nhiều đường chuyền như thế phụ thuộc vào sự tính toán. Nó không hào nhoáng cũng không phải là một điều nổi bật”.

Carrick: Người Anh đã có được thứ mình khao khát, nhưng lại đánh mất một báu vật - Ảnh 4.

ĐT Anh thiếu một nhà tổ chức ở giữa sân.

Điều đó cũng là một trong những nền tảng của bóng đá hiện đại.

Nhưng cũng là điều cần đến những tính toán.

“Nó là như thế, nhưng chỉ khi bạn hiểu rằng bạn chuyền là có lý do,” Carrick nói thêm trong cuộc phỏng vấn. “Nó không chỉ là chuyền. Mọi đường chuyền đều có ý nghĩa của nó. Nhưng nếu bạn chỉ chuyền bóng và chuyền bóng một cách mù quáng, không suy nghĩ xem mình đang làm gì, thì nó lại khác. Đó chính là lúc mà tư duy bóng đá của bạn phải hoạt động”.

“Tôi nghĩ rằng đó là điều bạn học được theo thời gian, học được cái gì hiệu quả, cái gì không. Có những đường chuyền tôi nghĩ là tốt khi tôi còn trẻ, nhưng nếu bạn hỏi tôi ở thời điểm hiện tại về một đường chuyền tương tự thế, tôi sẽ nói rằng, nó không phải là một đường chuyền tốt, đường chuyền này hiệu quả hơn. Đấy là một kiểu học hỏi, đấy là kinh nghiệm”.

“Đấy là sự mãn nguyện khi bạn biết rằng bạn vừa thực hiện được một đường chuyền, và đó là đường chuyền bạn muốn, và nó giúp bạn thu hút đối thủ khỏi vị trí. Thứ cảm giác mãn nguyện khi nghĩ rằng đó là một đường chuyền tốt.

Đó là những khoảnh khắc nhỏ trong một trận đấu, nhưng những khoảnh khắc nhỏ nhặt đó sẽ dần thêm vào”.