Năm 2022 lộc” của thể thao Việt Nam. Dấu ấn sâu sắc nhất là SEA Games 31 được tổ chức trên sân nhà và chúng ta đang đứng trên đỉnh cao Đông Nam Á về mọi mặt.
Sự lớn mạnh của các bộ môn Olympic
Một nền thể thao mạnh hướng đến đỉnh cao phải là những bộ môn Olympic để chứng minh thực lực của sự phát triển. Thể thao Việt Nam đang có những bước đi đúng hướng khi đầu tư cho thể thao thành tích cao và gặt hái được nhiều trái ngọt.
Ngoài bộ môn điền kinh lập nhiều kỳ tích, tại SEA Games31 những bộ môn khác như bơi lội, võ thuật, Rowing… đã có chiến thắng thuyết phục. Bơi dù không có được ngôi nhất toàn đoàn như điền kinh nhưng vẫn có một kỳ đại hội rất thành công. Bơi Việt Nam đã giành được 11 Huy chương vàng (HCV), 11 Huy chương bạc (HCB) và 13 Huy chương đồng (HCĐ), xếp thứ hai toàn đoàn sau cường quốc bơi lội số 1 khu vực Singapore.
Báo cáo tổng kết SEA Games 31, Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 31 Trần Đức Phấn cho biết, trong số tổng 40 môn tham dự, đã có 38 môn của Đoàn Thể thao Việt Nam đạt huy chương (chiếm 95%), 2 môn không đạt huy chương là Golf và Bowling (chiếm 5%). Có 22/23 môn thể thao Olympic đạt huy chương (chiếm 95,65%), trong đó 18/23 môn thể thao Olympic đạt Huy chương vàng (chiếm 78,26%). Có 13/14 môn thể thao trong chương ASIAD đạt huy chương (chiếm 92,85), trong đó có 12/14 môn thể thao trong chương trình ASIAD đạt Huy chương vàng (chiếm 85,71%).
Trong khi đó, Rowing cũng có một kỳ đại hội rất thành công khi giành được 8 HCV, 6 HCB và 2 HCĐ, đồng thời vượt qua Indonesia để xếp hạng nhất toàn đoàn. Đáng nói là cả 8 HCV giành được đều đến từ các tay chèo nữ. Rowing nữ Việt Nam cũng từng giành HCV tại ASIAD 2018 và hứa hẹn sẽ là niềm hy vọng lớn của thể thao Việt Nam tại kỳ đại hội thể thao châu Á vào tháng 9 tới đây ở Trung Quốc. Riêng môn cử tạ, dù không có được lực lượng tốt nhất nhưng các đô cử Việt Nam vẫn kịp vượt chỉ tiêu khi giành 3 HCV.
Bên cạnh những môn Olympic, các môn võ Việt cũng để lại dấu ấn đậm nét về một đại hội thành công rực rỡ. Từ Pencak Silat, Wushu, Kick Boxing, Kurash cho đến Taekwondo, Judo, Vovinam hay Karate, các võ sĩ nước chủ nhà đều thi đấu thành công và giành ngôi nhất toàn đoàn. Từ những con số trên có thể khẳng định, các môn võ chính là “mỏ vàng” thực sự của chủ nhà tại SEA Games 31.
Chủ tịch Liên đoàn Bóng đã Việt Nam (VFF) Trần Quốc Tuấn chia sẻ: “Thời gian qua, bóng đá Việt Nam có bước chuyển mình và đạt được thành tích ấn tượng. Chúng ta có một năm thu được nhiều thành công trên các lĩnh vực như bóng đá nam, nữ, futsal . Đội tuyển nữ Việt Nam giành vé dự World Cup 2023, U23 Việt Nam 2 lần liên tiếp giành huy chương vàng SEA Games, đội tuyển futsal giành vé dự World Cup. Nhiều đội tuyển trẻ Việt Nam giành vé dự giải châu Á, tạo điều kiện thuận lợi để xây dựng lớp kế cận cho bóng đá Việt Nam ”. Chủ tịch VFF cũng không giấu tham vọng đưa bóng đá Việt Nam lọt vào Top 10 châu Á và sớm có mặt tại vòng chung kết World Cup. Nhiệm vụ này áp lực và đòi hỏi bộ máy mới của VFF cần có quyết định mang tính đột phá.
Trong lễ tuyên dương các vận động viên giành thành tích tại SEA Games 31, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chiến thắng của các vận động viên đã mang lại cho đất nước, cho nhân dân, cho hàng triệu người hâm mộ niềm vui, niềm hạnh phúc, niềm tự hào với những cung bậc cảm xúc rất khó quên. Đã có thật nhiều nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc trong những ngày vừa qua.
Nhắc lại bối cảnh Việt Nam đăng cai tổ chức SEA Games 31 vào năm 2021 với rất nhiều khó khăn, thách thức trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, thậm chí kế hoạch tổ chức đã phải lùi lại 6 tháng so với dự kiến ban đầu, Thủ tướng cho biết, với sự lãnh đạo, chỉ đạo, quyết tâm cao của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực, quyết liệt của các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương; sự đồng hành, ủng hộ của doanh nghiệp và nhân dân và đặc biệt là sự cố gắng vượt bậc trong tập luyện và thi đấu của gần 5.000 vận động viên ở 40 môn thể thao với 523 nội dung mà phần lớn là các môn Olympic và ASIAD, “chúng ta đã có một kỳ SEA Games thành công rực rỡ, một kỳ SEA Games công bằng, trung thực, trong sáng với tinh thần thể thao cao thượng. Đó cũng là minh chứng cho việc Việt Nam thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, phục hồi và phát triển kinh tế, tự tin mở cửa với thế giới”.
chiến lược phát triển thể thao thành tích cao
Thành tích tại SEA Games 31 cho thấy chúng ta đã gặt hái từ việc đầu tư trọng điểm vào các môn Olympic và đó cũng là kết quả của một quá trình được đầu tư đúng hướng của thể thao thành tích cao. Tuy nhiên, để SEA Games 31 có thể làm bệ phóng cho các đấu trường lớn hơn thì chúng ta cần phải có sự đầu tư bài bản, khoa học, hệ thống và cần có thêm thời gian.
Trưởng đoàn Thể thao Việt Nam tại SEA Games 31 Trần Đức Phấn chia sẻ: “Với đấu trường ASIAN Games, chúng ta sẽ mất ít thời gian hơn và như tôi đãnóinếucósựđầutưbàibản,khoahọcvàcó hệ thống vào những môn, nội dung thế mạnh, đang tiệm cận với huy chương châu lục, chúng ta có thể giành được thành tích cao hơn số lượng 5 chiếc HCV như hiện nay. Đối với đấu trường Olympic, do khoảng cách của chúng ta đến đó còn xa nên chúng ta sẽ cần ít nhất 2-3 chu kỳ Olympic mới có thể đảm bảo được mục tiêu có huy chương”.
Năm 2023 ASIAN Games sẽ được tổ chức và đến năm 2024 sẽ là Olympic Paris. Ông Trần Đức Phấn cho biết thể thao Việt Nam đã có kế hoạch để săn vàng ở những sân chơi đẳng cấp này và tất cả đang háo hức đón chờ những kỳ tích mới.
Tuấn Ngọc (Pháp luật Plus, Báo Pháp Luật Việt Nam)
Nguồn: https://www.phapluatplus.vn/giai-tri-plus/mua-hoa-loc-cua-the-thao-viet-nam-d189359.html