Một nghiên cứu mới đây cảnh báo, những ai sinh sống ở những đô thị đầy khói bụi có nguy cơ ung thư miệng cao hơn những người khác 40%. Đây là điều chúng ta nên cẩn thận phòng ngừa.
Nhiễm khói bụi cũng có thể gây ung thư miệng
Các nhà nghiên cứu nói rằng việc tiếp xúc với khí thải ở các nhà máy ở mức độ cao có thể làm tăng nguy cơ ung thư miệng. Số trường hợp mới và tử vong do ung thư miệng ngày càng gia tăng ở một số nước, đặc biệt là ở Đông Nam Á.
Mặc dù các yếu tố khác như hút thuốc, uống rượu từng được xem là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh này thì hiện nay khói bụi, ô nhiễm, khí thải hoá học là một nhân tố mới ảnh hưởng rõ rệt làm cho bệnh ung thư miệng ngày càng gia tăng.
Nhóm nghiên cứ từ Viện Quest Diagnostics Nicholsics ở California đã xem xét các dữ liệu về nồng độ các chất gây ô nhiễm trong không khí bao gồm carbon monoxide, nito monoxide, nitrogen dioxide, ozone và sulfur dioxide được đo trong năm 2009 tại 66 trạm ở Đài Loan.
Tiếp theo họ kiểm tra hồ sơ sức khoẻ (trong giai đoạn năm 2012 đến năm 2013) của 482.000 bệnh nhân nam từ 40 tuổi trở lên đang sinh sống trong khu vực này. Kết quả phát hiện ra 1.600 ca được chẩn đoán ung thư miệng.
Và nhóm nghiên cứu này cho rằng đây là phát hiện đầu tiên chứng minh mối liên hệ giữa khói bụi, ô nhiễm môi trường với các loại bệnh ung thư miệng.
Các nhà nghiên cứu cho biết, các hạt bụi bẩn có trong không khí ô nhiễm mà chúng ta hít vào có thể thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tuần hoàn của cơ thể.
Chúng gây nên các bệnh về phổi và tim, chúng còn làm trầm trọng thêm các bệnh mãn tính khác như hen suyễn và viêm phế quản.
Hiện tại, WHO ước tính trên toàn Thế giới mỗi năm có 7 triệu người chết do khói bụi, ô nhiễm và hầu hết tập trung ở Châu Phi và Châu Á.
Nồng độ chất ô nhiễm được đo bằng microgram(ug)/m3 không khí. Những người đàn ông sống trong những khu vực có mức ô nhiễm 40ug/m3 có nguy cơ phát triển ung thư miệng cao hơn 43% so với nam giới sống ở khu vực có nồng độ khoảng 27ug/m3.
Các nhà khoa học nhận định rằng nguyên nhân chính gây nên các bệnh về miệng nói riêng và đường hô hấp nói chung là do PM2.5 (những hạt dạng rắn hoặc lỏng trôi nổi trong không khí do nhiều chất khác nhau tạo thành như carbon, sulfur, nito và các hợp chất kim loại…).
Các hạt PM2.5 đến từ nhiều nguồn khác nhau như nhà máy điện, khí thải công nghiệp, bão bụi, cháy rừng,…
Kích thước của chúng vô cùng nhỏ bé nên con người dễ dàng hít phải và chúng thâm nhập một cách nhanh chóng đến các cơ quan.
Vào tháng 6/2018 một bài luận của hai nhà khoa học Harvard đã nói rằng những thay đổi về chính sách môi trường do chính quyền của ông Trump đặt ra có thể dẫn đến thêm 80.000 ca tử vong ở Mỹ trong mỗi thập kỷ.
Vào tháng 8/2018 một nghiên cứ từ Đại học Texas ở Austin cũng phát hiện ra rằng ô nhiễm không khí đã làm mất đi nhiều năm tuổi thọ trung bình của toàn cầu.
Và hơn thế nữa, có rất nhiều nghiên cứu khác trên thế giới cũng thể hiện mối liên hệ giữa khói bụi, ô nhiễm và tình trạng bệnh ung thư của người dân gia tăng.
Rõ ràng những bằng chứng trên đã là hồi chuông cảnh báo cho việc bảo vệ môi trường là bảo vệ sức khoẻ của mỗi con người chúng ta.
*Theo dailymail