Nhiều người nghĩ khi cảm giác buồn tiểu đi ngay sẽ tốt cho thận nhưng thực tế không phải vậy. Nhịn tiểu ảnh hưởng trực tiếp tới bàng quang chứ không phải thận.
Giảm ngưỡng kích thích bàng quang nếu chăm đi tiểu tiện
Thường xuyên có cảm giác buồn tiểu và những lúc như vậy anh Hà Thanh Văn (43 tuổi, Hà Nội – tên nhân vận đã được thay đổi) thường đi tiểu luôn.
Số lần đi tiểu của anh Văn tăng cứ khoảng 20-30 phút đi tiểu một lần. Đặc biệt là vào ban đêm anh phải dậy đi tiểu tới 6-7 lần điều này khiến cho anh cảm thấy rất mệt mỏi. Khoảng 3-4 năm nay anh Văn không muốn rời khỏi nhà và đi đâu chơi xa vì thường xuyên có cảm giác mắc tiểu.
Do số lần đi tiểu nhiều đã làm ảnh hưởng tới cuộc sống của anh nên buộc anh phải đi khám.
Anh Văn chia sẻ, mỗi lần có cảm giác mắc tiểu là anh thường phải đi luôn. Trong trường hợp cố nhịn thêm thì anh cảm thấy rất khó chịu.
Kết quả thăm khám cho thấy chức năng gan, thận, đường tiết niệu của anh Được hoàn toàn bình thường. Bệnh nhân đã được bác sĩ loại trừ các bệnh lý, bệnh đường tiết niệu khác.
Nhiều người nghĩ khi cảm giác buồn tiểu đi ngay sẽ tốt cho thận nhưng thực tế không phải vậy.
Tuy nhiên, khi đo dung tích bàng quang với lượng nước tiểu tồn dư bằng 0 ml, dung tích bàng quang khi căng tiểu là 47 ml. Trong khi đó, với người bình thường bàng quang chứa từ 300-500 ml là ngưỡng để có kích thích dẫn đến buồn tiểu.
BS Bùi Cảnh Vin, Chuyên khoa Nam học, Bệnh viện Medlatec cho biết, trường hợp của bệnh nhân Văn dung tích bàng quang chỉ chứa 47ml đã có kích thích buồn tiểu (chỉ bằng 1/6 người bình thường).
Bệnh nhân mắc Hội chứng bàng quang tăng hoạt (over active bladder – OAB). Nguyên nhân bệnh đến từ thói quen của anh Văn quá chăm chỉ đi tiểu khi chỉ mới có cảm giác. Trong khi đó, nhiều người nghĩ khi cảm giác buồn tiểu đi ngay sẽ tốt cho thận nhưng thực tế không phải vậy. Nhịn tiểu ảnh hưởng trực tiếp tới bàng quang chứ không phải thận.
“Đi tiểu ngay sau khi buồn tiểu là một thói quen xấu, sẽ làm ngưỡng kích thích của bàng quang giảm dần. Đây có thể là một trong các nguyên nhân dẫn đến bàng quang tăng hoạt.
Hội chứng bàng quang tăng kích hoạt không nguy hiểm đến sức khỏe bệnh nhân, nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Nhiều người cho rằng nhịn tiểu sẽ ảnh hưởng tới chức năng thận nhưng thực tế không phải vậy.
Khi nhịn tiểu ảnh hưởng trực tiếp tới bàng quang mà không có ảnh hưởng tới chức năng của thận”,bác sĩ Vin phân tích.
Biểu hiện khi bàng quang tăng hoạt
Hội bàng quang tăng hoạt liên quan sẽ có một số triệu chứng như: tiểu gấp, tiểu nhiều lần… Bệnh nhân không có bệnh lý liên quan tới chuyển hóa và tổn thương thực thể tại chỗ.
Theo bác sĩ Vin để bàng quang hoạt động trở lại bình thường đầu tiên người bệnh phải kiểm soát được hành vi đi tiểu của mình. Do bình thường bàng quang con người có thể chứa được 300ml-500 ml, thậm chí 1000ml nước tiểu, người mắc Hội chứng thường rất ít nước tiểu.
Bệnh nhân cần phải ghi chép số lần đi tiểu của mình và tập nhịn tiểu tăng dần thời gian giữa hai lần đi tiểu. Khi có cảm giác buồn tiểu không đi ngay, cần kìm nén và kiểm soát tiểu gấp.
Ngoài ra, cần kiêng các chất kích thích, cà phê, thuốc lá, rượu, bia, nước ngọt, điều chỉnh lượng nước uống cho phù hợp, hạn chế nước buổi tối, điều chỉnh cân nặng, chống bị táo bón.
Trong trường hợp bệnh nhân đã tập luyện nhưng không đáp ứng được sẽ cần dùng phối hợp thêm kết hợp cùng can thiệp hành vi. Biện pháp, cuối cùng bệnh nhân có thể phải cat thiệp bằng phẫu thuật.
Bác sĩ Vin khuyến cáo: “Chỉ một thói quen mọi người nghĩ tốt, nhưng trên thực tế là xấu có thể dẫn đến những rối loạn chức năng của bàng quang, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống”.
Bài tập kìm nén và kiểm soát tiểu như sau:
Bình tĩnh, ngồi xuống chùng cơ bụng, hít thở sâu và thư giãn, khong nghĩ tới cảm giác muốn đi tiểu đồng thời chủ động co cơ đáy chậu.
Tập bài tập Kegel giúp tăng cơ sàn chậu, cơ hỗ trợ bàng quang…
Ghi chép nhật ký đi tiểu hàng ngày.