Bị bọ chét “đào hang đẻ trứng” trên da, bàn chân bé gái 10 tuổi biến dạng kinh dị

Chi chít những tổn thương màu đen và xanh lá cây ở lòng bàn chân sau khi chơi ở vùng thôn quê Brazil khiến cô bé 10 tuổi chịu rất nhiều đau đớn.

Trường hợp này được đăng tải trên tạp chí New England Journal of Medicine. Theo đó, cô bé đã chơi đùa tại khu chuồng lợn 2 tuần trước khi phải đến gặp bác sĩ. Trong vòng 10 ngày trước buổi thăm khám này, bé bị rất nhiều tổn thương gây ngứa và đau rát phủ khắp bàn chân, ngón chân. “Ở chính giữa là những chấm đen”, bài báo mô tả.

Bác sĩ kết luận bé gái bị mắc một căn bệnh về da có tên Tungiasis. Đây là dạng nhiễm ký sinh trùng gây ra do một loài bọ cát cái, Tunga penetrans. Chúng có thể lây bệnh sang người và động vật.

Bệnh Tungiasis khởi phát khi bọ chét đào hang trên da người. Vị trí ưa thích của chúng là ngón chân, gót chân, lòng bàn chân, cạnh bàn chân – theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Trên thực tế, 9% tổn thương gây ra do bọ chét Tunga penetrans xuất hiện ở bàn chân. Các nốt, chấm tổn thương do nhiễm ký sinh trùng Tungiasis thực sự nhìn rất đáng sợ, với các khối cầu màu xanh kèm lỗ đen ở chính giữa.

Bị bọ chét đào hang đẻ trứng trên da, bàn chân bé gái 10 tuổi biến dạng kinh dị - Ảnh 1.

Chi chít những tổn thương màu đen và xanh lá cây ở lòng bàn chân sau khi chơi ở vùng thôn quê Brazil khiến cô bé 10 tuổi chịu rất nhiều đau đớn.

Có lẽ, điều duy nhất còn tồi tệ hơn cả vẻ ngoài kinh dị của bệnh Tungiasis là học cách bệnh khởi phát như thế nào. Một con bọ cát cái đào hang vào da động vật hoặc người, sau đó đẻ trứng vào hang. Một con bọ cát đực chỉ thụ tinh cho trứng sau khi bọ cái bắt đầu hút máu vật chủ. WHO giải thích: “Thân sau của bọ cái vẫn tiếp xúc với không khí, tạo nên đường thở, đường thải và đường xuất trứng. Trong giai đoạn 4-6 tuần, bọ cát gắn chặt vào da trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, sinh trứng và cuối cùng chết”. Trứng bọ cát sau đó rơi xuống đất.

Loài bọ cát gây bệnh Tungiasis phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tại Nam Mỹ, chúng xuất hiện ở những nơi xa nhất về phía bắc là Columbia và xa nhất về phía nam là Argentina. Bệnh Tungiasis được ghi nhận ở khu vực Caribe thuộc Haiti, Trinidad và Tobago. WHO khẳng định, bệnh cũng xuất hiện ở gần như mọi quốc gia thuộc vùng Trung Mỹ.

Tại những nơi mà bệnh Tungiasis phổ biến, mọi người đều nhận biết được đặc điểm bệnh. Sau khi bác sĩ đánh giá tình trạng các tổn thương do bệnh, nhiều biện pháp điều trị có thể được chỉ định. Một trong số đó là phẫu thuật để loại bỏ bọ cát. Theo WHO: “Phẫu thuật để loại bỏ bọ cát ‘đào hang trên da’ chỉ nên được thực hiện tại cơ sở y tế với trang thiết bị phù hợp hoặc bởi nhân viên sức khỏe cộng đồng có kinh nghiệm sử dụng dụng cụ tiệt trùng. Sau khi loại bỏ bọ cát, vết thương sẽ được nhận định một cách thích hợp và hiện trạng vắc-xin uốn ván cũng cần được xác minh; nếu cần, chỉ định cả mũi nhắc lại”.

Bị bọ chét đào hang đẻ trứng trên da, bàn chân bé gái 10 tuổi biến dạng kinh dị - Ảnh 2.

Đây là dạng nhiễm ký sinh trùng gây ra do một loài bọ cát cái, Tunga penetrans.

Tại một số khu vực mà bệnh Tungiasis phổ biến, nhưng khả năng tiếp cận bác sĩ hay các dụng cụ tiệt trùng hạn chế, người dân địa phương rốt cuộc tự mình loại bỏ bọ cát ký sinh trên da. Bệnh cũng có thể được điều trị bằng thuốc dimeticone. Đây là thuốc kháng ký sinh trùng dạng bôi tại chỗ, vốn được dùng để trị chấy trên đầu.

Các loại sản phẩm dạng xịt ngừa bọ với thành phần từ tinh dầu dừa cũng có thể giúp ngừa bệnh Tungiasis. “Việc sử dụng thường xuyên tinh dầu dừa ngăn ngừa hiệu quả loại bọ cát gây bệnh Tungiasis không xâm nhập da” – WHO nhấn mạnh.

Trở lại trường hợp bệnh nhân trên, cô bé đã được tiêm vắc-xin uốn ván theo khuyến nghị và bọ cát cũng đã được loại bỏ khỏi các tổn thương. Rất may là bé gái này không gặp biến chứng gì trong lần tái khám.