Ghê rợn “đám cưới ma” của người Trung Quốc

Minh hôn hay còn được biết với tên Âm hôn (đám cưới ma) là một hủ tục ghê rợn của người Trung Quốc cổ đại. Đám cưới này là sự kết duyên giữa hai người đã mất hoặc một người vừa mất và một người… còn sống.
Anh23.

Hủ tục minh hôn có từ thời Trung Hoa cổ đại.

Hiện tại minh hôn vẫn còn đang tồn tại, nhưng với hình thức lén lút khiến các cơ quan chức năng đau đầu, bởi nó kéo theo nhiều hệ lụy ảnh hưởng xấu đến con người và xã hội. Vậy minh hôn là gì, những vấn nạn mà minh hôn mang đến ra sao.

Hủ tục xuất hiện từ thời Tào Tháo

Minh hôn là tập tục phổ biến từ thời phong kiến của Trung Quốc. Người xưa cuồng tín cho rằng nếu chưa lập gia đình mà đã qua đời là một điều không hay, cộng với việc tin vào phong thủy mồ mả, theo họ những ngôi mộ cô độc sẽ làm ảnh hưởng đến sự hưng thịnh của đời sau. Thế nên họ có suy nghĩ để cho người đã khuất được yên nghỉ và người sống cũng được bình an thì phải làm minh hôn.

Theo một số tài liệu ghi lại thì âm hôn lần đầu tiên xuất hiện vào thời Tây Chu, nhưng không xác định rõ là vào năm nào. Tuy nhiên, theo một số điển tích cho hay, dù không có thời điểm chính xác, nhưng theo một vài điển tích thuật lại, con trai Tào Tháo là Tào Xung chẳng may yểu mệnh, chết khi chưa lập gia đình. Thân làm phụ mẫu, Tào Tháo thương con trai nên muốn tìm một tiểu thư gia đình quyền quý đã chết để kết duyên cùng Tào Xung.

Một thời gian sau, nghe nói nhà họ Chân có con gái chết yểu, Tào Tháo liền đến nói chuyện. Hai gia đình chọn ngày lành tháng tốt tổ chức “đám cưới ma” như thật, sau đó làm đám tang, chôn tiểu thư họ Chân cùng một chỗ với Tào Xung.

Minh hôn phát triển mạnh nhất vào thời nhà Tống. Theo ghi chép trong “Tạc mộng lục”, những nam nữ thanh niên chưa kết hôn không may chết sớm thì cha mẹ bắt buộc phải tổ chức âm hôn cho họ. Một số lý do được đưa ra cho việc tổ chức minh hôn là người xưa tin vào phong thủy mồ mả. Họ cho rằng những ngôi mộ cô độc sẽ ảnh hưởng đến sự hưng thịnh của đời sau. Đối với người xưa, minh hôn là cách hóa giải vận hạn cho đời sau. Tuy nhiên, phong tục này đã chính thức bị cấm từ sau năm 1949. Hiện nay, âm hôn chỉ còn tồn tại ở một số vùng quê xa xôi hẻo lánh.

Hủ tục này đối với phụ nữ, người Trung Quốc quan niệm con gái không phải con mình, thế nên khi con gái của họ chết đi mà vẫn còn độc thân thì sẽ không có ai thờ phụng, thương con nên gia đình đó sẽ tìm đến người đã khuất khác cùng trường hợp để làm minh hôn và sau đó nhà trai sẽ lo việc nhang khói cho con gái mình. Cũng có trường hợp những cô gái đã qua tuổi kết hôn nhưng vẫn chưa ai rước, gia đình sợ người ta cười chê nên các cô gái như vậy phải chịu cưới một người đã khuất, rồi dọn qua bên nhà trai ở và đảm nhận vai trò như một người con dâu thực sự.

Còn đối với đàn ông, Minh hôn là khi họ chết đi mà vẫn độc thân, sang thế giới bên kia họ vẫn cô đơn vì vậy họ sẽ “bắt” một thành viên trong gia đình mình cùng sang cõi âm để bầu bạn. Phong tục xưa cũng cho rằng những thanh niên trẻ qua đời đột ngột khi đã có hôn ước trước đó, thì gia đình phải tổ chức đám cưới ma, nếu không vong hồn của họ sẽ quấy phá gia đình. Đặc biệt, những thanh niên trẻ đã có hôn ước nhưng không may đột ngột qua đời thì người nhà phải tổ chức “đám cưới ma”, nếu không linh hồn của họ sẽ quấy nhiễu khiến gia đình gặp nhiều xui xẻo.

Một số nhà khác vì lý do muốn sở hữu tài sản nên cưới vợ cho con trai đã chết, khi cưới được vợ trên danh nghĩa, nhà chồng tìm một người cháu trai nhỏ tuổi để làm con nuôi của người đã chết nhằm kế thừa tài sản và lo hương khói tổ tiên.

Trong văn hóa Trung Quốc, em trai không thể kết hôn trước khi anh trai. Trong trường hợp người anh trai đã qua đời thì gia đình phải làm “đám cưới ma” cho anh trai trước rồi mới tổ chức lễ cưới cho người em để tránh vong linh của người anh không hài lòng, khiến gia đình lục đục.

Một lý do khác được đưa ra để hợp thức hóa Minh hôn là do người xưa thường tin vào phong thủy mồ mả, họ cho rằng những ngôi mộ cô độc sẽ ảnh hưởng tới sự hưng thịnh của hậu duệ sau này. Vậy nên, minh hôn là cách hóa giải những điềm xui, vận hạn cho hậu thế.

Minh hôn ngày nay và nạn buôn xác chết

Hủ tục âm hôn vẫn tồn tại ở một số vùng nông thôn hẻo lánh tại Trung Quốc. 1 số gia đình khá giả ở nông thôn vẫn tin tưởng là sẵn sàng bỏ tiền để mua “cô dâu ma” cho con trai đã chết. Vì tiền, nhiều kẻ thủ ác đã ra tay sát hại những người phụ nữ vô tội để cướp thi thể làm “cô dâu ma” bán cho các mối âm hôn. Từ đó, nạn buôn xác chết bắt đầu phổ biến và âm thầm hoạt động.

Những phụ nữ xinh đẹp chết trẻ thì càng có giá cao, giá một xác chết nữ mới qua đời trên thị trường chợ đen có thể lên tới 30.000 đô la (khoảng 630 triệu đồng). Những tên buôn xác chết tìm đủ mọi cách kiếm lời, nhờ bác sĩ lành nghề để tiến hành phẫu thuật chỉnh hình ngay trên các xác chết vừa đào được hay nhuộm tóc người chết để xác chết trông trẻ để có giá cao hơn.

Vào đầu tháng 3/2013, 4 tên đào mộ đã bị tuyên phạt mức án hơn 2 năm tù vì tội đã đánh cắp hơn 10 xác chết từ các ngôi mộ ở tỉnh Thiểm Tây và bán xác người quá cố cho khách hàng có nhu cầu trên thị trường chợ đen. Âm hôn, không những tốn kém mà còn gây ra nhiều tệ nạn, chính vì vậy chính phủ Trung Quốc vẫn đang nỗ lực để dẹp bỏ hủ tục này.

Minh hôn phát triển nhất là ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Họ cho rằng những thiếu nữ chưa chồng chết yểu sẽ không được chôn cất vào phần mộ tổ tiên, sẽ chọc giận tổ tiên. Những  người khi chết đi vẫn chưa lập gia đình sẽ biến thành ác linh vất vưởng quấy rầy nhân thế, khiến cho người sống không được yên bình. Cho nên ở Sơn Tây, chỉ cần là nhà nào có con trai bất hạnh chết yểu, cha mẹ sẽ thay con mình tìm một thi thể nữ “môn đăng hộ đối” làm hôn phối, mang hai thi thể hợp táng cùng một chỗ, chính là cho hai người ở cõi âm kết thành vợ chồng…

Nếu muốn làm minh hôn thì sẽ tìm thi thể nữ bằng cách nào? Đầu tiên tất nhiên phải tìm nguồn cung cấp thi thể. Thi thể được chia làm 2 loại: xác mới và xác khô. Để có được một xác chết tươi mới bọn họ thường cắm cọc ở bệnh viện. Giả sử có một cô gái bị bệnh nguy kịch sắp không qua khỏi, bọn họ sẽ từ bốn phương tám hướng tụ hội ở bệnh viện chờ đợi, tranh nhau mua xác cô gái. Đại chiến cướp đoạt thi thể diễn ra vô cùng kịch liệt, thường là cô gái còn chưa tắt thở đã bị gả ra ngoài. Người thành công cướp được thì an tâm trở về chờ đợi tin tức cô gái qua đời.

Bởi vì số lượng xác nữ có hạn, nên vô số ánh mắt đều nhìn chằm chằm vào bệnh viện. Bên trong bệnh viện, nhân viên sẽ đem tin tức của người bệnh hoặc bệnh nhân sắp qua đời cung cấp cho người có nhu cầu. Theo thông tin của tờ China News Weekly: “Khi giao dịch thành công có thể nhận được bao lì xì 2000 – 3000 tệ, không thành công cũng nhận được 500 tệ, lần sau nhớ tiếp tục báo tin”.

Nếu như không thể mua xác chết theo đường chính quy, người có nhu cầu sẽ chuyển hướng sang chợ đen, giao dịch ngầm. Đa số nguồn cung cấp xác đều là trộm mộ hoặc cướp đoạt. Theo truyền thông đưa tin, năm 2015, tại huyện Hồng Đồng, thị xã Lâm Phần, tỉnh Sơn Tây, người dân báo cáo có 14 thi thể nữ bị đánh cắp. Không khó để đoán rằng hầu hết các xác nữ này đều bị sang tay, sau đó trở thành “Quỷ thê”. Ngoại trừ giao dịch ngầm, nhiều tên trộm còn chuyển sang giao dịch công khai. Bọn chúng giả dạng chuyên gia khảo cổ dân gian, ngoài mặt là buôn bán đồ cổ để che giấu tai mắt, kỳ thật là phân phối xác chết bất hợp pháp.

Cho dù người mua biết xác nữ lai lịch không rõ, nhưng vì minh hôn, họ cũng mắt nhắm mắt mở cho qua. Nhu cầu cùng lợi ích càng thúc đẩy phong trào minh hôn.

 

Theo An Yên (Pháp luật Plus, Báo Pháp Luật Việt Nam)

https://www.phapluatplus.vn/van-hoa-giai-tri/ghe-ron-dam-cuoi-ma-cua-nguoi-trung-quoc-d150137.html