Khoảng hơn 12 giờ ngày 19/4/2019, khoa Cấp cứu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tiếp nhận cháu bé trai N. D. G, 7 tuổi, tại xã Khôi kỳ, huyện Đại Từ Thái Nguyên vào viện cấp cứu do chó lai cắn.
Tình trạng lúc cháu bé vào nhập viện bệnh nhân hôn mê, kích thích, rối loạn nhịp thở, vết thương phức tạp vùng nách 2 bên, vết thương dập nát vùng cánh tay trái, dập nát vùng hậu môn. Chẩn đoán đa tổn thương nông sâu tác động nhiều vùng cơ thể.
Các bác sĩ cho bệnh nhân thở máy, truyền dịch, truyền máu, khâu vết thương cho bệnh nhân. Các bác sĩ cho biết bệnh nhân khâu khoảng gần 200 mũi khâu.
Khoảng hơn 12 giờ ngày 19/4/2019, khoa Cấp cứu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tiếp nhận cháu bé trai N. D. G, 7 tuổi, tại xã Khôi kỳ, huyện Đại Từ Thái Nguyên vào viện cấp cứu do chó lai cắn.
Theo người nhà bệnh nhân kể lại, khoảng 11 giờ kém cháu đi học về, đi qua nơi con chó đang xích thì bị cắn. Thời điểm đó không có ai ở nhà được hàng xóm phát hiện, giải cứu và đưa cháu bé đi bệnh viện Đại Từ để sơ cứu sau đó chuyển thẳng đến Khoa cấp cứu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Các bác sĩ đang tiếp tục khâu vết thương và hồi sức tích cực hy vọng có thể cứu sống được cháu bé.
Bác sĩ khuyến cáo mọi người dân nuôi chó phải có trách nhiệm với gia đình mình, với mọi người, làm đúng quy định của pháp luật.
Khoảng 16h30 phút cháu bé được chuyển từ Khoa cấp cứu bệnh viện Trung ương Thái Nguyên xuống Bệnh viện Việt Đức dưới sự hỗ trợ của các bác sĩ trong bệnh viện.
Khi xuống đên Bệnh viện Việt Đức các bác sĩ khám, hội chẩn các chuyên khoa và trả cháu bé về nhà vì tình trạng quá nguy kịch không thể cứu chữa.
Bác sĩ khuyến cáo mọi người dân nuôi chó phải có trách nhiệm với gia đình mình, với mọi người, làm đúng quy định của pháp luật. Muốn nuôi chó phải đầy đủ điều kiện để nuôi dưỡng, kiếm soát, quản lý tốt chó, để khỏi phiền hà, nguy hiểm cho người khác. Họ cần có cũi, dây xích, nhà cửa có hàng rào tốt, ngoài cổng phải có biển cảnh báo nhà có chó dữ. Đặc biệt, tất cả các con chó phải được tiêm phòng, nhất là bệnh dại.