Phát biểu tại phiên chất vấn, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh trân trọng cảm ơn các vị đại biểu Quốc hội, đồng bào cử tri cả nước ta cơ bản đồng tình và đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, trách nhiệm, xây dựng, về các Báo cáo của Chính phủ, báo cáo bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2021 vào tình hình phát triển kinh tế xã hội những tháng đầu năm 2022.
Về công tác quy hoạch, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho biết, tiến độ lập quy hoạch của các Bộ, ngành, địa phương vẫn còn chậm so với yêu cầu, do tổ chức thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập. Chính phủ cơ bản thống nhất về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật thì công tác quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.
Theo đó, thực hiện điều chỉnh quy hoạch trong trường hợp có mâu thuẫn cần giảm bớt một số thủ tục sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên để lập, thẩm định, phê duyệt, công bố quy hoạch mà chưa được bố trí vốn và các quy hoạch được điều chỉnh; điều chỉnh tiến độ lập quy hoạch, áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu để lập các quy hoạch mà chưa lựa chọn được nhà thầu để đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch thời kỳ 2021-2230…
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ trân trọng đề nghị Quốc hội xem xét, quyết nghị tại Kỳ họp này, làm cơ sở giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công tác quuy hoạch. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nêu rõ, thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết giám sát chuyên đề của Quốc hội và tiếp tục đôn đốc các Bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thẩm định, phê duyệt quy hoạch, hoàn thành quy hoạch tổng thể quốc gia và các quy hoạch ngành, hạ tầng quan trọng trong năm 2022, phấn đấu hoàn thành các quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch ngành quốc gia trong năm 2023.
Về vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương xác định rõ giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ chính trị trọng tâm năm 2022, cần quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành, thực hiện đồng bộ các giải pháp để đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công.
Trong đó, khẩn trương rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, nhất là về thủ tục đầu tư, đất đai, xây dựng, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy nhanh tốc độ giải phóng mặt bằng, rà soát điều chỉnh kế hoạch vốn giữa các dự án, đề cao trách nhiệm người đứng đầu trong kết quả giải ngân và hiệu quả đầu tư các dự án, tăng cường thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, xử lý nghiêm các sai phạm làm chậm tiến độ giải ngân.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đề nghị các đoàn ĐBQH, Hội đồng nhân dân các địa phương tăng cường giám sát các địa phương trong vấn đề giải ngân vốn đầu tư công, kịp thời có ý kiến để đẩy nhanh tiến độ, phấn đầu hoàn thành kế hoạch đã đề ra.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ nhấn mạnh, có được kết quả tích cực, nổi bật nêu trên là nhờ có sự đồng hành, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và sự cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính được thúc đẩy mạnh mẽ, cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh được triển khai hiệu quả, cơ chế một cửa, một cửa liên thông ngày càng chuyên nghiệp, công khai, minh bạch. Tổ chức bộ máy đang được tiếp tục kiện toàn, sắp xếp theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn. Tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, chế độ cương dự có nhiều đổi mới tích cực, các chỉ số cải cách hành chính đều tăng.
Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho biết, việc thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh vẫn còn tình trạng phải điều chỉnh chậm, nợ đọng văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh chưa được khắc phục triệt để cải cách thủ tục hành chính chưa đáp ứng mục tiêu, yêu cầu đề ra tiến độ rà soát, tháo gỡ vướng mắc còn chậm, còn xảy ra nhũng nhiễu, tiêu cực trong thực thi công vụ.
Thời gian tới, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả đột phá Chiến lược về hoàn thiện thể chế, trong đó tập trung tiếp tục rà soát, triển khai quyết liệt, hiệu quả các trọng tâm xây dựng, hoàn thiện thể chế, bảo đảm chất lượng và tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh hằng năm gắn với việc thực hiện Đề án, định hướng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Các Bộ, ngành, địa phương chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc và xử lý kịp thời, hiệu quả những vấn đề mới phát sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp triển khai hiệu quả các chương trình, đề án về cải cách hành chính.
Đồng thời, tiếp tục rà soát, cắt giảm, đơn giản hóa quy định về quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số kinh tế, số xã hội số. Đẩy mạnh ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với bảo đảm nguồn lực và thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực.
Tường Vân (Pháp luật Plus, Báo Pháp Luật Việt Nam)
Nguồn: https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/xac-dinh-giai-ngan-von-dau-tu-cong-la-nhiem-vu-chinh-tri-trong-tam-trong-nam-2022-d183502.html