Ước mong của cụ bà 101 tuổi: “Mong phụ nữ ngày càng có tiếng nói trong xã hội”

Trong ngày hội bầu cử của cả nước, nhiều cử tri có mong ước thật giản đơn, với ước mong của cụ bà 101 tuổi.

Ước mong “bớt nghèo” của cụ bà 101 tuổi khi đi bỏ phiếu bầu cử tại Hà Nội

Sáng 23/5, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp, nhiệm kỳ 2021-2026, cử tri cả nước nô nức đến các điểm bầu cử thực hiện quyền làm chủ, trực tiếp cầm lá phiếu để tự lựa chọn đại biểu của mình tại Quốc hội – cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của nước ta và Hội đồng nhân dân các cấp – cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.

Cụ bà 101 tuổi ở Hà Nội với ước mong “bớt nghèo”

Cũng giống như mọi cử tri trên cả nước, cụ bà Trần Thị Thắm (101 tuổi) dậy từ rất sớm sửa soạn áo quần chỉnh tề đến điểm bầu cử số 2 phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội để bỏ phiếu lựa chọn những người đại biểu xứng đáng, có tài có đức.

186558590_335016761515916_6754249870037526437_n

Cụ bà Trần Thị Thắm (101 tuổi).

Với niềm vui mừng khi cầm trên tay lá phiếu cử tri, bà vinh dự khi là người cao tuổi nhất tại đây được bỏ lá phiếu bầu cử đầu tiên. Mặc dù năm nay đã bước sang tuổi “xưa nay hiếm” nhưng bà Thắm còn rất minh mẫn, tinh anh.

Ở cái tuổi của bà, đáng ra bà phải được nghỉ ngơi, an dưỡng quây quần bên con cháu. Tuy nhiên, hoàn cảnh của bà hết sức đặc biết, chia sẻ với PV bà cho biết, quê gốc ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương và tham gia bầu cử rất nhiều nhiệm kỳ nhưng đây là lần đầu tiên bà bầu cử tại Hà Nội.

Bà Thắm là người sinh sống, làm thuê với đủ thứ nghề từ nhặt phế liệu, bán tăm, lau dọn bàn ghế mưu sinh ở góc chợ Long Biên, Hà Nội đến nay đã 45 năm.

Cụ bà 101 tuổi ở Hà Nội với ước mong “bớt nghèo”

Cụ bà 101 tuổi ở Hà Nội với ước mong “bớt nghèo”.

Bà cho biết, có 2 người con thì người con trai đã bệnh tật qua đời, người con gái sang Trung Quốc nhiều năm đến nay mất liên lạc. Bà Thắm sống một mình ở khu nhà trọ ngay sát cầu Long Biên. Đây là lần đầu tiên bài đi bỏ phiếu bầu cử tại Thủ đô.

“Mọi năm tôi về quê tham gia bầu cử, tuy nhiên, năm nay do ảnh hưởng dịch bệnh nên tôi quyết định ở lại Hà Nội. Tôi được cơ quan đoàn thể phường Phúc Xá quan tâm nên tôi mong muốn được tham gia bầu cử cùng các cử tri tại đây. Tôi rất phấn khởi khi mọi người rất ân cần, quan tâm tới mình dù tôi ở nơi xa lạ, chỉ tạm trú tại đây”, bà Thắm xúc động.

Với mong muốn rất giản đơn, nhưng lại là kỳ vọng rất lớn lao của hang triệu cử tri trên cả nước: “Tôi mong bản thân tôi cũng như những lao động nghèo cao tuổi có cuộc sống bớt khổ cực hơn.

Chi phí tiền thuê nhà được nhà nước quan tâm hỗ trợ phần nào. Các đại biểu sẽ có những quyết sách đúng đắn trong sự phát triển kinh tế, xã hội”, bà Thắm nói trong niềm hứng khởi.

Mong cho phụ nữ ngày càng có tiếng nói trong xã hội!

Sinh ra và lớn lên ở Hà Tĩnh. Tuy nhiên, đến tuổi trưởng chị Nguyễn Thị Hạnh (SN 1991, ở khu 5, xã Hà Lương, huyện Hà Hoà, Phú Thọ” lấy chồng quê đất tổ.

Ngay từ nhỏ, ước mơ của chị là làm cái gì đó cho cộng đồng, cho người phụ nữ, vốn được xem là phái “yếu”. Sau này, lớn lên đi học Đại học, rồi lấy chồng, khi được trao cho cơ hội, ước mơ của chị đã dần thực hiện được.

9c7f156ec38b36d56f9a

Chị Nguyễn Thị Hạnh cử tri khu 5, xã Hà Lương, huyện Hạ Hoà, Phú Thọ.

Ngoài là một cán bộ phục vụ ở trưởng mầm non xã Hà Lương, chị Nguyễn Thị Hạnh còn là chi hội phụ nữ khu 5, nên chị rất hiểu những tâm tư, nguyện vọng của người phụ nữ.

Hôm nay, (23/5), cùng với cử tri cả nước nô nức đến các điểm bầu cử thực hiện quyền làm chủ, trực tiếp cầm lá phiếu để tự lựa chọn đại biểu của mình tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp ở khu vực bầu cử số 3, xã Hà Lương, Hạ Hoà, Phú Thọ. Chị Hạnh chỉ mong muốn giản đơn, nhưng nó lại là ước mong của “một nửa thế giới”.

Chị Nguyễn Thị Hạnh cho biết: Xã Hà Lương là một trong những xã còn khó khăn của huyện Hạ Hoà nói riêng và của tỉnh Phú Thọ nói chung. Tuy nhiên, khi quyền lợi và trách nhiệm của người dân khi cầm lên phiếu cử tri mọi người hết sức hào hứng, bởi vì, khi lựa chọn được người hiền tài sẽ giúp cho người dân càng được nâng cao vị trí và tiếng nói hơn.

Trước ngày bầu cử, trưởng khu, rồi hội trưởng hội phụ nữ xã, mang thẻ cử tri và danh sách ứng cử đến tận nhà. Không những thế, các bác còn mang tờ hướng dẫn đi bầu cử đến tay mỗi hộ.

“Các bác luôn đăng các thông tin bầu cử, nhắc nhở người trong khu nghiêm túc thực hiện…nên ai cũng nâng cao trách nhiệm trong việc lựa chọn những người có đức có tài” chị Hạnh nói.

“Là một phụ nữ, phụ trách đảm nhiệm công việc liên quan đến phụ nữ, tôi rất mong muốn trong nhiệm kỳ sắp tới đây tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội cũng như HĐND được tăng lên, đây không chỉ là yêu cầu của Đảng, mà còn là mong muốn của giới nữ, của cả xã hội.

Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách, điều luật để tạo thuận lợi nhằm nâng cao tỷ lệ phụ nữ tham gia hoạt động chính trị nói chung, Quốc hội và HĐND nói riêng. Tuy tỷ lệ phụ nữ tham chính đã tăng lên so với trước nhưng vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của phụ nữ”, chị Hạnh nói lên nguyện vọng của mình.

Chị Nguyễn Thị Hạnh cũng nói lên mong muốn nhỏ nhoi của mình: “Những năm qua, công tác cán bộ nữ luôn được cơ quan các cấp từ Trung ương đến địa phương quan tâm chỉ đạo; chất lượng, số lượng đội ngũ từng bước được nâng lên, tôi rất mong muốn trong nhiệm kỳ mới này số lượng nữ giới sẽ tăng lên, tiếng nói người phụ nữ cũng nâng cao hơn nữa. Vì nhiều nơi ở đâu đó trên đất nước Việt Nam của chúng ta các chị em phụ nữ còn khổ nhiều lắm, quyền lợi còn ít”.

Cựu cán bộ quân đội chuẩn bị bộ quân phục mới nhất tham gia bầu cử

Ông Nguyễn Tiến Tá (87 tuổi) có mặt tại điểm bầu cử phường Phúc Xá từ rất sớm. Được biết, ông Tá trước kia công tác trong quân đội, nay ông đã về hưu với 60 năm tuổi Đảng.

Tham gia nhiều lần bầu cử, ông Tá kể, vào những ngày này bản thân luôn bồi hồi, xúc động. Ông Vinh dự là người đại diện Đảng viên nhiều tuổi nhất tham gia bỏ phiếu đầu tiên tại điểm bầu cử.

187465041_341863610707271_6346753089029442852_n

Ông Nguyễn Tiến Tá  cựu cán bộ quân đội.

“Tôi đã tham gia nhiều mặt trận chiến trường. Từ năm đầu tiên tham gia bỏ phiếu ở Bắc Ninh. Vào ngày bầu cử được xem như ngày hội, phải chuẩn bị bao nhiêu ngày hoàn tất các thủ tục hậu cần tại điểm bầu cử.

Mỗi lần bầu cử tôi đều sửa soạn quần áo chỉnh tề, chuẩn bị phiếu cử tri. “Để chuẩn bị cho ngày hội của cả nước, tôi đã mặc bộ quần áo quân phục mới nhất, vinh dự và rất thiêng liêng khi tham gia bầu cử.

Nói ra mới thấy cảm động, những ai xưa sống trong cảnh khổ cực mới thấm thía và thấy đáng quý. Chúng ta đang ở đất nước mà người dân được làm chủ, tự do lựa chọn những vị đại biểu có đức, có tài lãnh đạo đất nước”, ông Tá chia sẻ.

“Ông cũng kỳ vọng các thế hệ trẻ trong tương lai sẽ phát huy truyền thống, góp sức đưa nước nhà phát triển.

Các đại biểu nhiệm kỳ lần này ông Tá đều đã nghiên cứu rất kỹ lựa chọn và kỳ vọng họ sẽ có những đột phá chăm lo cho đời sống người dân, đưa đất nước ngày càng phát triển vững mạnh”, ông Tá nói lên nguyện vọng của mình.

 

 

Theo Duy Khương (Pháp luật Plus, Báo Pháp Luật Việt Nam)

https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/uoc-mong-cua-cu-ba-101-tuoi-mong-phu-nu-ngay-cang-co-tieng-noi-trong-xa-hoi-d156323.html