Tương lai không thuộc về Trung Quốc

Đi theo con đường thành công của các nền kinh tế phát triển khác ngày càng khó khăn hơn.

Trung Quốc đã đi qua bốn thập kỷ ấn tượng. Sau chiến công từ chiến tranh lạnh, cả phương tây và động cơ phía sau nền dân chủ tự do đã bị xáo trộn. Liệu có thể kết luận chế độ chuyên quyền Trung Quốc chắc chắn sẽ thống trị trong những thập kỉ tới? Câu trả lời có lẽ là Không.

Quan điểm của những năm 80 cho rằng Nhật Bản là số một hoá ra lại là một nhầm lẫn. Vào năm 1956, Nikita Khrushchev, người sau này là Tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Liên minh Soviet, từng tuyên bố với phương tây rằng: “Chúng tôi sẽ chôn sống các ông!” Nhưng ông đã sai. Vụ việc tại Nhật Bản và Soviet đã chỉ ra ba lỗi lầm thường gặp: ngoại suy từ quá khứ gần, ngộ nhận giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh sẽ ổn định mãi mãi, và phóng đại lợi ích của đường hướng trung ương hoá đối với cạnh tranh kinh tế và chính trị.

Hiện nay, cạnh tranh chính trị và kinh tế khắc nghiệt nhất chính là giữa Trung Quốc và Mỹ. Quan điểm truyền thống cho rằng tới năm 2040, nền kinh tế Trung Quốc sẽ lớn hơn rất nhiều so với Mỹ, trong khi quy mô kinh tế của Ấn Độ sẽ giảm thiểu. Tuy nhiên, quan điểm này liệu có sai lầm? Doanh nghiệp nghiên cứu độc lập Capital Economics cho biết quan điểm này đã sai lầm bởi giai đoạn phát triển vượt bậc của Trung Quốc đang dần sớm kết thúc.

Có hai luận điểm mạnh chứng minh quan điểm này là sai lầm: trước tiên, Trung Quốc có nhiều tiềm năng tiếp tục theo kịp trình độ sản xuất của hầu hết các quốc gia tiên tiến; và thứ hai, Trung Quốc có năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững. Tương tự như Nhật Bản những năm 80 với các chính sách đầu tư cực cao và tích luỹ nợ nhanh, giống như động cơ giúp Trung Quốc tăng trưởng nhanh sau khủng hoảng tài chính 2008, những yếu tố này sẽ khiến Trung Quốc dễ bị tổn thương khi nền kinh tế phát triển chậm lại.

Quan trọng hơn cả, tỉ lệ đầu tư của Trung Quốc, chiếm 44% GDP năm 2017, chạm mức cao bất ổn định. Tỉ lệ đầu tư phi thường này đã duy trì tăng trưởng cung và cầu sau khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy nhiên, cổ phiếu vốn công tại đây đã lớn hpwn rất nhiều so với Nhật Bản trước đây. Quá trình hình thành hộ gia định tại các đô thị chậm lại đồng nghĩa với việc ít nhà mới cần được xây dựng thêm. Lợi nhuận đầu tư sẽ biến mất. Tóm lại, tăng trưởng dựa trên đầu tư cần phải kết thúc sớm.

Do yếu tố quy mô, tăng trưởng dựa trên xuất khẩu của Trung Quốc cũng đã chững lại với mức thu nhập bình quân thấp hơn so với các nền kinh tế Đông Á tăng trưởng cao. Chiến tranh thương mại với Mỹ đã nhấn mạnh thêm thực tế này. Cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc cũng giảm dần. Với mức nợ tăng cao, duy trì tăng trưởng nhanh sẽ rất khó.

Nhu cầu tương lai phụ thuộc vào sự xuất hiện của thị trường tiêu dùng đại chúng, trong khi tăng trưởng cầu đòi hỏi tăng trưởng mạnh “tổng năng suất nhân tố”. Tuy nhiên, vào năm 2017, tiêu dùng tư nhân chỉ chiếm 39% GDP. Nếu là để thúc đẩy cầu, thì lãi suất tiền gửi phải giảm và tỉ lệ thu nhập hộ gia đình trong GDP sẽ tăng. Cả hai mục tiêu này đều không dễ đạt được. Tuy nhiê, rào cản lớn nhất, đặc biết là với tăng năng suất cần thiết, là quyết định chuyển đổi sang hệ thống chính trị chuyên quyền hơn.

Trong hơn 15 năm, Trung Quốc đã thu được nhiều lợi ích từ cải cách của Chu Dung Cơ. Tuy nhiên, kể từ sau cải cách của ông, không còn cải cách hiệu quả tương tự nào được tiến hành tại Trung Quốc. Hiện nay, tín dụng vẫn được ưu tiên phân bổ cho các doanh nghiệp quốc doanh; đồng thời, ảnh hưởng của nhà nước tới các doanh nghiệp tư nhân ngày càng tăng. Những yếu tố này sẽ bóp méo phân bổ nguồn lực và làm giảm tốc độ cải tiến và phát triển kinh tế.

Tóm lại, để trở thành một quốc gia thu nhập cao trong thời gian ngắn, Trung Quốc có thể sẽ thất bại trong việc sao chép lại thành công của những nền kinh tế Đông Á tăng trưởng mạnh khác. Trong khi đó, theo Capital Economics, robot và trí tuệ nhân tạo có thể sẽ giúp năng suất tại phương tây, đặc biệt là Mỹ, tăng trở lại.

Nền kinh tế thú vị nhất không phải là châu Âu, bởi tốc độ tăng trưởng giảm tại đây chính là “định mệnh”. Thay vào đó, nền kinh tế thú vị nhất là Ấn Độ với tiềm năng trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới trong tương lai gần. Ấn Độ nghèo hơn Trung Quốc rất nhiều và còn nhiều tiềm năng phát triển. Capital Economics dự đoán Ấn Độ sẽ đạt 5-7% tăng trưởng hằng năm tới năm 2040. Dự đoán này có thể hiểu được. Lãi suất tiền gửi và năng lực kinh doanh tại Ấn Độ đủ cao để tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế. Ấn Độ cần có thêm cải cách chính trị. Tuy nhiên, nền chính trị Ấn Độ tập trung quá nhiều vào hiệu quả kinh tế. Điều này không bảo đảm sẽ thành công, nhưng cũng giúp tăng khả năng thành công.

Những nhà dân chủ tự do không cần thất vọng. Sự hưng phấn cùng kiêu ngạo trong “thời khắc đơn cực” của những năm 90, đầu 2000 là một sai lầm lớn. Tuy nhiên, chiến công của chế độ chuyên quyền không phải là tất yếu. Chế độ chuyên quyền có thể thất bại. Trung Quốc phải đối mặt với nhiều thách thức kinh tế lớn. Trong khi đó, các quốc gia dân chủ cần học hỏi từ sai lầm của chính mình và tập trung làm mới nền chính trị và chính sách của mình.

theo FT