Thời tiết miền Bắc nhiệt độ xuống thấp cơ thể sẽ khó thích nghi với những sự thay đổi của thời tiết vì vậy cũng dễ mắc bệnh hơn.
Cảnh giác với liệt dây thần kinh số 7
Ths.BS Dương Văn Tâm, Bệnh viện châm cứu Trung ương, thời tiết lạnh kéo dài khiến cho số ca bệnh bị liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 điều trị tại bệnh viện tăng.
Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt tuổi tác, bệnh gặp quanh năm ngay cả mùa hè. Tuy nhiên, bệnh thường gặp nhiều khi thời tiết chuyển lạnh hoặc gặp lạnh đột ngột.
Bác sĩ Tâm khuyến cáo: “Phòng tránh liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, đặc biệt trong thời tiết giá lạnh hiện nay ở miền Bắc, người dân cần đảm bảo giữ ấm cơ thể, không được tắm quá muộn, tắm nước lạnh, hạn chế uống rượu bia.
Trước khi khi đi ngủ, mọi người cần phải kiểm tra các cửa sổ đóng kín cửa để tránh gió lùa vào phòng”.
Thời tiết lạnh sâu nguy cơ mắc nhiều bệnh lý.
Bệnh đường hô hấp
Thời tiết mùa đông ít ánh sáng, nhiệt độ thấp, độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các loại virút, vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý về đường hô hấp.
Bác sĩ Tâm cho hay: “Khi thời tiết lạnh xuống thấp đường hô hấp trên sẽ bị ảnh hưởng. Biểu hiện ban đầu hắc hơi, sổ mũi, đau họng. Bệnh tiến triển 1-2 ngày sau khi bội nhiễm vi khuẩn gây ra sốt cao, sổ mũi đặc, vàng xanh.
Bệnh nếu không điều trị đúng cách có thể lan xuống phổi gây viêm phổi”.
Phòng bệnh đường hô hấp cần phải ăn uống đầy đủ chất, mặc ấm, tiêm phòng các bệnh truyền nhiễm có vắc xin trước khi mùa đông đến.
Đột quỵ gia tăng
Thời tiết lạnh sâu, mạch máu sẽ co lại vì thế nguy cơ đột quỵ rất dễ xảy ra với người có bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, người lớn tuổi. Thời điểm dễ xảy ra đột quỵ thường vào buổi sáng sớm.
Bác sĩ Tâm cảnh báo: “Với người già, người có bệnh lý tim mạch, huyết áp thời tiết lạnh, thay đổi đột ngột sự chống đỡ thích nghi của cơ thể thích kém dễ gây ra đột quỵ”.
Những đối tượng này trời lạnh nên hạn chế đi ra ngoài, nhất là vào thời điểm sáng sớm. Luôn có áo ấm để cạnh giường khi ngủ dậy phải mặc ấm ngay.
Đau nhức xương khớp
Theo y học cổ truyền, thời tiết thay đổi là điều kiện thuận lợi để các yếu tố gây bệnh như phong (gió), thấp (ẩm) xâm nhập cơ thể, đọng ở khớp xương khiến kinh lạc bị trì trệ, khí huyết kém lưu thông và phát sinh chứng đau nhức ở các khớp, đau toàn thân, kinh thần tọa, đau liên sườn.
Đối với người có bệnh lý xương khớp, thời tiết lạnh sâu luôn phải cảnh giác với những cơn gút cấp.
Bệnh xương khớp sẽ đau tăng khi trời lạnh, ảnh minh họa.
Theo bác sĩ Tâm thời tiết lạnh việc điều trị cho bệnh nhân cũng có khăn hơn và khả năng phục hồi cũng chậm hơn.
Lạnh sâu cần phải làm gì?
Bác sĩ tâm lưu ý phòng bệnh tránh rét đậm, rét hại, ảnh hưởng tới sức khỏe điều quan trọng nhất là phải giữ ấm cơ thể. Nhưng vị trí cần phải giữ ấm rất quan trọng: bàn tay, chân, lưng, cổ.
Thời tiết lạnh giá vì vậy cần phải ăn ấm, uống ấm, ăn đủ dưỡng chất, tăng cường ăn rau xanh (bổ sinh vitamin), uống đủ nước và bổ sung thêm vi chất, muối khoáng để có sức đề kháng tốt.
Đặc biệt, trời lạnh nên cảm giác khát nước bị mất, mọi người thường ít uống nước hơn khiến cho cơ thể không được uống đủ nước. Không uống đủ nước sẽ gây ra mệt mỏi, sức đề kháng giảm bệnh tật sẽ dễ tấn công.