Trí tuệ nhân tạo lợi hại đến mức nào? Đừng nhìn đâu xa, hãy nhìn vào chiếc TV “thần thánh” này

Trí tuệ nhân tạo lợi hại đến mức nào? Đừng nhìn đâu xa, hãy nhìn vào chiếc TV thần thánh này - Ảnh 1.
Trí tuệ nhân tạo lợi hại đến mức nào? Đừng nhìn đâu xa, hãy nhìn vào chiếc TV thần thánh này - Ảnh 2.
Trí tuệ nhân tạo lợi hại đến mức nào? Đừng nhìn đâu xa, hãy nhìn vào chiếc TV thần thánh này - Ảnh 3.

Dùng thuật toán “cao siêu” để thực hiện các tác vụ đơn giản, như nhận diện vật thể qua hình ảnh.

Hiếm có cụm từ nào vừa quen thuộc, vừa xa lạ như “trí thông minh nhân tạo”. Với các nhà làm phim, “trí tuệ nhân tạo” là những con robot suy nghĩ, hành xử như con người (và chiến đấu như… máy móc). Với các lập trình viên, với giới nghiên cứu, “trí thông minh nhân tạo” là những dòng code khô khan chạy trên siêu máy tính để thực hiện những tác vụ tưởng chừng đơn giản, ví dụ như nhận diện vật thể trong bức ảnh hay nhận/gửi thông tin qua giọng nói.

Câu trả lời được nhiều người đồng ý có lẽ sẽ nằm giữa hai luồng suy nghĩ này. Tính đến đầu năm 2018, AI vẫn là một lĩnh vực khá mới mẻ và vẫn đang thực hiện những bước đi chập chững đầu tiên – thực hiện những tác vụ “giống người”, dù là đơn giản nhất. Dù là chiếc smartphone Galaxy Note9 đang giúp bạn lựa chọn loại cảnh vật phù hợp nhất để thu lại khoảnh khắc hay là chiếc tủ lạnh Family Hub có thể nhắc bạn hộp sữa tươi bên trong đã sắp hết hạn, AI vẫn đang được tập trung để giúp đỡ con người thực hiện những tác vụ mà chính chúng ta có thể làm một cách dễ dàng.

Song, mọi chuyện có thể sẽ sớm thay đổi.

Trí tuệ nhân tạo lợi hại đến mức nào? Đừng nhìn đâu xa, hãy nhìn vào chiếc TV thần thánh này - Ảnh 4.

Trước khi trở lại với AI, hãy cùng nghĩ đến một con số đã ám ảnh chúng ta trong hơn 20 năm lịch sử hi-tech. Tính từ khi Samsung phá bỏ thế thống trị của Nhật Bản bằng cuộc cách mạng LCD “High Definition” cho đến khi gã khổng lồ này gây sốc bằng cách đưa độ phân giải QHD+ lên smartphone vào năm ngoái, “độ phân giải” vẫn luôn là một trong những con số quan trọng đại diện cho chất lượng hiển thị.

Trong năm 2018, cuộc đua độ phân giải bỗng chốc lại gặp phải một trở ngại khó nhằn: màn hình 4K đã trở nên quá đỗi bình thường trong lúc độ phân giải 4K vẫn chưa thực sự phổ biến. Phần lớn các bộ phim, các chương trình truyền hình vẫn chỉ dừng ở 1080p, độ phân giải của… thập niên trước. Phục chế các nội dung cũ lên 4K sẽ là một nhiệm vụ cực kỳ khó khăn và tốn kém, chưa kể không phải ai cũng sở hữu các thiết bị phát và hạ tầng mạng đủ mạnh mẽ để tiêu thụ độ phân giải 4K.

Trí tuệ nhân tạo lợi hại đến mức nào? Đừng nhìn đâu xa, hãy nhìn vào chiếc TV thần thánh này - Ảnh 5.

Cuộc cách mạng độ phân giải như thế đã chững lại vì một khó khăn nằm ngoài tầm với của các nhà sản xuất TV. Nhưng không thèm chờ đợi giới sản xuất nội dung bắt kịp, chính các nhà sản xuất này đã cùng nhau khởi động cuộc đua độ phân giải 8K ngay trong năm nay.

Trí tuệ nhân tạo lợi hại đến mức nào? Đừng nhìn đâu xa, hãy nhìn vào chiếc TV thần thánh này - Ảnh 6.

Cuộc cách mạng độ phân giải như thế đã chững lại vì một khó khăn nằm ngoài tầm với của các nhà sản xuất TV. Nhưng không thèm chờ đợi giới sản xuất nội dung bắt kịp, chính các nhà sản xuất này đã cùng nhau khởi động cuộc đua độ phân giải 8K ngay trong năm nay.

Trí tuệ nhân tạo lợi hại đến mức nào? Đừng nhìn đâu xa, hãy nhìn vào chiếc TV thần thánh này - Ảnh 7.

Con người không thể tự… nâng độ phân giải cho hình ảnh, vậy tại sao không dùng đến AI?

Với những người hiểu biết về AI, upscale bằng AI là một giải pháp có thể gây sững sờ vì tính sáng tạo và… đơn giản. Sáng tạo nằm ở chỗ, từ các thương hiệu lớn cho đến các nhà nghiên cứu, chưa có ai nghĩ đến việc dùng thuật toán AI để nâng độ phân giải của TV cả. Đơn giản vì, quy trình dùng AI để nâng độ phân giải từ 4K, Full HD hay thậm chí là… DVD lên 8K của TV QLED lại có cùng một bản chất với các bài toán AI thông thường.

Bản chất này là gì? Hãy cùng trở lại một ví dụ quen thuộc: trợ lý ảo Bixby trên Galaxy S8/S8+ (và các mẫu đầu bảng ra mắt sau đó của Samsung) có thể nhận diện bất cứ một vật thể nào – nếu bạn chụp ảnh đôi giày, Bixby sẽ biết đó là một… đôi giày và có thể gợi ý nhãn hiệu chẳng hạn. Khả năng nhận diện hình ảnh “giống người” này đến từ một bộ cơ sở dữ liệu hình ảnh khổng lồ đã được các nhà nghiên cứu tại Samsung “dạy” cho Bixby (nói cách khác, đưa vào hệ thống phân tích của Bixby) – khi bạn cho Bixby “nhìn” một hình ảnh tương tự với hàng triệu hình ảnh đã “học”, Bixby sẽ tự động nhận diện vật thể trong ảnh.

Trí tuệ nhân tạo lợi hại đến mức nào? Đừng nhìn đâu xa, hãy nhìn vào chiếc TV thần thánh này - Ảnh 8.

Cơ chế nâng độ phân giải vô cùng thông minh của Samsung.

Khoảng cách từ bài toán AI đơn giản này đến upscale lên 8K bằng AI thực chất là không nhiều. Cũng giống như những chiếc Galaxy, Q900R sẽ được “học” từ một kho hình ảnh độ phân giải thấp đã được phân loại. Khi thực hiện nhiệm vụ upscale, Q900R sẽ “đọc” từng khung hình trong nội dung video của người dùng và xác định khung hình này gần với loại hình ảnh nào trong “kho hình ảnh đã học”. Các yếu tố được sử dụng để nhận diện và phân loại bao gồm độ sáng, độ rực rỡ (booming) của ánh sáng và độ sâu của màu đen.

Sau khâu phân loại, từng khung hình sẽ được Q900R áp dụng một bộ lọc tương ứng với loại hình ảnh đã chọn. Chiếc TV đầu bảng này áp dụng khâu xử lý hình ảnh tới 64 lần nhằm nâng độ phân giải một cách tự nhiên nhất, chi tiết nhất – và cùng lúc, ít nhiễu nhất. Các đường viền trong hình ảnh, điểm yếu lớn nhất của công nghệ upscale không AI, sẽ được xử lý triệt để.

Trí tuệ nhân tạo lợi hại đến mức nào? Đừng nhìn đâu xa, hãy nhìn vào chiếc TV thần thánh này - Ảnh 9.

Kết quả tạo ra vô cùng đáng kinh ngạc. Trang đánh giá Rtings đưa ra nhận xét rằng ngay cả hình ảnh 8K đến từ những chiếc đĩa DVD độ phân giải thấp cũng sẽ được TV Q9 tái tạo ở mức “tốt”, trong khi hình ảnh tái tạo từ 1080p “sắc nét và chi tiết”. Hãy nhớ rằng số lượng pixel trên 8K cao gấp số pixel trên 1080p tới 16 lần: nếu bạn dùng dùng mẫu TV Samsung đầu bảng để xem nội dung Full HD, sẽ chỉ có 2,1 triệu điểm ảnh đến từ nội dung gốc. Hơn 30 triệu điểm ảnh còn lại đến từ AI.

Trí tuệ nhân tạo lợi hại đến mức nào? Đừng nhìn đâu xa, hãy nhìn vào chiếc TV thần thánh này - Ảnh 10.

Hình ảnh được TV Q9 upscale từ 1080p lên 8K được đánh giá “sắc nét”.

Đó sẽ là một tác vụ bất khả thi với con người. Không một bộ não siêu việt nào lại có thể nhìn hình ảnh 1080p rồi tưởng tượng ra hình ảnh 8K được cả. Nhưng AI trên Q900R thì có thể.

Đó cũng sẽ là tính năng quyết định đến thành công của Q900R. Là mẫu QLED đầu bảng, Q900R có tất cả những gì đã xây dựng nên vị thế dẫn đầu của Samsung trên phân khúc cao cấp: hình ảnh chân thực và sống động với khả năng tái hiện 100% dải màu sRGB, độ sáng tối đa 4000 nit, độ bền vượt trội nhờ công nghệ Chấm Lượng Tử (không lưu ảnh như OLED), chế độ Ambient cho phép TV “hòa mình” vào không gian sống hay đơn giản chỉ là hộp kết nối One Connect giúp đảm bảo thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Song, tất cả những lợi thế này sẽ là vô nghĩa nếu như người dùng bị buộc phải dùng TV 8K để hiển thị các nội dung 1080p thông thường. Các công nghệ upscale truyền thống đã tỏ rõ thất bại khi tạo ra quá nhiều nhiễu, đặc biệt là trên các đường mép trong hình ảnh. Lúc đó, những con số thật “to” như 8K hay những công nghệ thật “kêu” cũng sẽ là vô nghĩa.

Trí tuệ nhân tạo lợi hại đến mức nào? Đừng nhìn đâu xa, hãy nhìn vào chiếc TV thần thánh này - Ảnh 11.
Trí tuệ nhân tạo lợi hại đến mức nào? Đừng nhìn đâu xa, hãy nhìn vào chiếc TV thần thánh này - Ảnh 12.

Là tên tuổi đi đầu lĩnh vực TV, Samsung không chấp nhận điều này. Công nghệ upscale hình ảnh lên 8K bằng thuật toán AI cho thấy, ngay cả khi Hollywood chưa bắt kịp các bước tiến hi-tech, người dùng cũng sẽ không cần phải chấp nhận thiệt thòi. Trong lúc các kho nội dung 8K hay thậm chí là 4K vẫn còn đôi chút xa vời, công nghệ upscale trên Q900R vẫn mang tới chúng ta những hình ảnh sắc nét và chi tiết nhất.

Chỉ như vậy thôi đã là quá đủ để Q900R trở thành chiếc TV đáng mơ ước nhất trong năm 2018.

 

 Quỳnh