Ngày 29-4 (tức mồng 10 tháng 3 năm Quý Mão), tại Khu di tích Đền Cao Lỗ Vương, huyện Gia Bình tổ chức lễ hội truyền thống kỷ niệm 2.300 năm ngày sinh t¬ướng quân Cao Lỗ Vư¬ơng – nhà kiến trúc và chỉ huy quân sự tài năng, đ¬ược tôn vinh là bậc danh nhân quân sự buổi đầu dựng nư¬ớc của dân tộc.
Các đại biểu dâng hương tại Đền thờ Cao Lỗ Vương.
Đến dự có các đồng chí: Nguyễn Anh Tuấn, Ủy viên T.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Trần Văn Túy, nguyên Ủy viên T.Ư Đảng, nguyên Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nguyên Trưởng Ban công tác Đại biểu Quốc hội, nguyên Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh; Nguyễn Thành Công, Ủy viên chuyên trách Ủy ban kinh tế Quốc hội; Vương Quốc Tuấn, Ủy viên Dự khuyết T.Ư Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Hà Sỹ Tiếp, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; Nguyễn Đình Lợi, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh; Tạ Đăng Đoan, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Bắc Ninh; Nguyễn Hạnh Chung, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Thị Vân, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; các tướng lĩnh là con em quê hương Gia Bình và dòng họ Cao Việt Nam và đông đảo nhân dân, quý khách thập phương.
Các đại biểu tham quan nỏ thần được phục chế tại Đền thờ Cao Lỗ Vương.
Tục truyền, Tướng quân Cao Lỗ Vương là người Đại Than, châu Vũ Ninh, nay là huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, từ nhỏ ông đã đam mê và giỏi võ nghệ, có sức khỏe phi thường. Lúc trưởng thành, khi An Dương Vương dựng nước Âu Lạc cầu người hiền tài, ông từ biệt quê hương ra phù giúp An Dương Vương xây dựng và bảo vệ đất nước. Ông cùng vua An Dương Vương đi khắp đất nước tìm chỗ định đô và chọn được Cổ Loa. Ông có công lớn trong việc thiết kế, xây dựng thành ốc Cổ Loa và chế tạo nỏ thần – một kỳ công về kỹ thuật vũ khí quân sự thời cổ, góp phần quan trọng trong việc chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, được vua phong Tước Hầu.
Sau khi ông mất, triều đình ban tặng sắc phong cho nhân dân quê hương ông và nhiều nơi khác thờ phụng làm Thành hoàng, trải qua các đời vua, triều đình đều có sắc phong ban tặng cho ông là Thượng Đẳng Thần.
Các làng rước kiệu, long đình từ làng mình đến Đền dâng lễ Đức tướng Cao Lỗ Vương.
Để ghi công, tưởng nhớ tướng quân Cao Lỗ, theo tục truyền hàng năm đến ngày mồng 10 tháng 3 Âm lịch, nhân dân 8 thôn vùng Đại Than là: Đại Trung, Đông Trung, Bình Than, Tiểu Than, Văn Than, Phù Than, Kênh Phố và Mỹ Lộc cùng thờ tướng quân Cao Lỗ Vương tổ chức lễ hội. Ngay từ sáng mồng 9, đền Cao Lỗ Vương được mở cửa để đại diện các làng đến làm lễ mộc dục.
Sáng mồng 10 các làng tổ chức rước kiệu, long đình từ làng mình đến Đền dâng lễ nên Đức tướng Cao Lỗ Vương, xin rước bài vị của Ngài về làng mình để tế lễ mở hội. Trong những ngày lễ hội của các làng thờ tướng quân Cao Lỗ Vương, sau phần lễ là phần hội với nhiều trò chơi dân gian mang đậm bản sắc quê hương, diễn lại các sự tích gắn liền với thân thế và công lao của tướng quân Cao Lỗ Vương; đồng diễn thể dục dưỡng sinh, văn nghệ, giải vật…
Với những giá trị đặc sắc về văn hóa, lịch sử, kiến trúc, khuôn viên khu lăng mộ, đền, đình thờ Tướng quân Cao Lỗ Vương được tu bổ tôn tạo với giá trị hàng chục tỷ đồng, phát huy giá trị lịch sử văn hóa của khu di tích cấp Quốc gia.
Lễ hội truyền thống Cao Lỗ Vương năm 2023 được tổ chức từ ngày 28 đến 29-4 (tức ngày 9 đến 10 tháng 3 Âm lịch).