Thứ Sáu này, trên bầu trời sẽ xuất hiện Trăng Hồng

Tại sao Mặt Trăng hôm tới lại có cái tên “bánh bèo” thế?

Thứ Sáu này, trên bầu trời sẽ xuất hiện Trăng Hồng - Ảnh 1.

Trăng rằm tháng Tư được đặt cái tên khá đặc biệt là Trăng Hồng, sẽ xuất hiện vào ngày 19 tháng Tư này, vào lúc 6 giờ chiều theo giờ Việt Nam. Tại thời điểm đó, Trăng đã đi qua điểm gần Trái Đất nhất trong quỹ đạo hình e-líp của nó, nên Trăng Hồng suýt đã suýt chút nữa là thành siêu trăng. Dù vậy, kích cỡ của nó cũng không khác biệt mấy: Mặt Trăng ở quá xa để ta có thể nhận thấy sự khác biệt.

Trăng Hồng sẽ tỏa sáng hết đêm cho tới khi Mặt Trời xuất hiện. Theo tính toán, Mặt Trời và Mặt Trăng sẽ cùng chiếm ngự không gian bầu trời trong khoảng một tiếng, trước khi Trăng “lặn”.

Thứ Sáu này, trên bầu trời sẽ xuất hiện Trăng Hồng - Ảnh 2.

Người xem có thể chứng kiến Trăng Hồng bằng ống nhòm hay kính viễn vọng. Không giống như việc ngắm Nguyệt thực, bạn không cần tới lớp bảo vệ mắt chuyên dụng để tránh thương tổn. Bạn có thể ngắm trăng thỏa thích bằng mắt thường.

Trăng không hề hồng, tại sao người ta lại gọi là Trăng Hồng?

Dù tên như thế, nhưng Trăng Hồng lại hơi có màu vàng cam. Phần “hồng” trong cái tên tới từ loài hoa mang sắc hồng chỉ có tại khu vực Bắc Mỹ, loài hoa giáp trúc đào. Tên của trăng vẫn thường được đặt dựa theo quang cảnh mùa hiện tại, có nghĩa Trăng Hồng tới vào thời điểm cánh đồng cỏ Bắc Mỹ ngập tràn sắc hồng của hoa giáp trúc đào.

Thứ Sáu này, trên bầu trời sẽ xuất hiện Trăng Hồng - Ảnh 3.

Ngoài hoa cỏ, người ta còn đặt tên trăng theo các con vật hay những vị thần, dựa theo đức tin của người bản địa.

Đừng quên ngước lên trời vào 6 giờ chiều, thứ Sáu ngày 19 tháng Tư nhé!