Thử nghiệm điều trị Covid-19 bằng phương pháp Y học cổ truyền thành công cho hơn 3.000 bệnh nhân

Trước tình hình dịch Covid-19 lan rộng, thời gian qua, hàng nghìn bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại các tỉnh phía Nam đã được điều trị khỏi bệnh thông qua thuốc Y học cổ truyền.
Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì Hội thảo trực tuyến chia sẻ kinh nghiệm triển khai ứng dụng y dược cổ truyền trong phòng chống dịch COVID-19 do Bộ Y tế phối hợp cùng Ủy ban Khoa học Công nghệ Môi trường của Quốc hội tổ chức.

Hội thảo được kết nối trực tuyến với điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố với sự tham dự của lãnh đạo các Sở Y tế, Bệnh viện Y học cổ truyền, Hội Đông y… các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị, tổ chức có liên quan đến lĩnh vực y, dược cổ truyền.

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, đợt dịch thứ 4 với biến chủng Delta diễn biến phức tạp và kéo dài đã tác động lớn tới kinh tế xã hội và đời sống của người dân. Đây là dịch bệnh mới nổi và đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, kể cả thuốc đông y và tây y.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo kết luận số 226/TB-VPCP ngày 30/8/2021 của Văn phòng Chính phủ, trong đó nhấn mạnh kết hợp Đông y và Tây y, áp dụng các phương pháp cổ truyền với y học hiện đại trong phòng, chống dịch COVID-19”. Ngày 25/9/2021, Bộ Y tế đã ký ban hành Quyết định số 4539/QĐ-BYT về việc “Hướng dẫn tạm thời sử dụng y-dược cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19”; Công văn số 9230/BYT-YDCT ngày 29/10/2021 gửi Sở Y tế các tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị đẩy mạnh việc triển khai áp dụng “Hướng dẫn tạm thời sử dụng y dược cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19”.

25313725642211431813468211277473497444249241n-1636202853997736602228

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên.

Thời gian qua, Việt Nam là một trong nhiều nước trên thế giới rất tích cực trong việc nghiên cứu kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền và áp dụng khoa học kỹ thuật để nghiên cứu phòng, chống dịch bệnh này.

“Việt Nam luôn tìm kiếm thêm các biện pháp phòng bệnh và chữa bệnh hiệu quả trong mỗi giai đoạn phòng chống dịch COVID-19. Trong đó, thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong việc điều trị bệnh COVID-19 cần được phát huy và thực hiện trong thời gian tới” – Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên chia sẻ.

PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục quản lý Y, Dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết hiện Cục quản lý Y, Dược cổ truyền đang tiến hành đánh giá hiệu quả bước đầu của các sản phẩm y học cổ truyền trong việc hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 ở các điểm nóng dịch vừa qua.

“Bước đầu, riêng với những loại thuốc thuộc nhóm làm sạch hầu họng, nâng cao thể trạng đã được các y bác sĩ, nhân viên y tế ở vùng dịch đánh giá tốt”- PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh cho biết.

Cũng theo PGS Nguyễn Thế Thịnh, việc xây dựng phác đồ điều trị COVID-19 không đơn giản, không phải trường hợp bệnh nào cũng giống nhau. Hiện phác đồ sử dụng thuốc y học cổ truyền được xây dựng ở mức độ hỗ trợ cho công tác điều trị.

Đ/c Nguyễn Thế Thịnh, Cục trưởng Cục Quản lý Y, dược cổ truyền chia sẻ tại hội thảo. (Ảnh: CTT Bộ Y tế)

Ông Nguyễn Thế Thịnh – Cục trưởng Cục Quản lý Y, dược cổ truyền chia sẻ tại hội thảo. (Ảnh: CTT Bộ Y tế)

“Vừa qua, các Bệnh viện Y học cổ truyền và các doanh nghiệp đã chung tay, cung cấp các sản phẩm hoàn toàn miễn phí cho các khu vực có dịch. Nếu không được tài trợ miễn phí thì chi phí thuốc điều trị COVID-19 cũng thuộc vào diện được BHYT chi trả nên cũng không đáng lo ngại- PGS.TS Nguyễn Thế Thịnh cho biết.

Trong đợt cao điểm về dịch Covid-19 tại TP HCM và một số tỉnh phía Nam, Bộ Y tế đã liên tục cập nhật các phác đồ điều trị, đảm bảo cho F0 đều được tiếp cận và chăm sóc điều trị một cách tốt nhất. Trong đó, chương trình thí điểm điều trị gói thuốc đông y có kiểm soát cho các F0 tại nhà và cộng đồng bước đầu cho hiệu quả cao trong hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân COVID-19.

0B001D80-B928-4AB2-A1AB-F50BD12BAF19.

Điểm cầu tại Cty TNHH Vạn Xuân trong buổi tham luận tại hội thảo.

Trên cơ sở trao đổi và thống nhất với TP HCM, Bộ Y tế và Công ty TNHH Vạn Xuân đã triển khai thí điểm chương trình điều trị gói thuốc đông y có kiểm soát cho các trường hợp F0 tại nhà và cộng đồng. Kết quả thực tế, đã có hơn 3.000 ca F0 sử dụng bộ sản phẩm F0 Vạn Xuân đã khỏi bệnh. Không có trường hợp chuyển nặng, thời gian xuất viện trung bình 8 ngày, chưa ghi nhận tác dụng phụ của sản phẩm. Đây là báo cáo của Bệnh viện y học cổ truyền tỉnh Đồng Nai.

Bộ sản phẩm điều trị F0 trên đã được Bệnh viện Y học cổ truyền Đồng Nai công nhận đề tài nghiên cứu khoa học.

Thứ trưởng Bộ Y tế nhấn mạnh, thời gian tới cần hoàn thiện về tăng cường năng lực cho y học cổ truyền trong tổng thể nguồn lực y tế. Bộ đề nghị Cục quản lý Y, Dược cổ truyền cùng với các đơn vị xây dựng đề cương nghiên cứu đưa thuốc y học cổ truyền vào phòng, chống COVID-19; đồng thời dần hoàn thiện các bài thuốc chuyên môn để ban hành văn bản trình Thủ tướng cho phép chính thức sử dụng y học cổ truyền trong điều trị Covid-19.

Đồng thời, Cục cần tổ chức tập huấn, cập nhật các bài thuốc hay cổ truyền để cán bộ y tế, người dân biết và sử dụng để phòng, chống COVID-19 một cách sẵn sàng, hiệu quả.

Ứng dụng y học cổ truyền trong điều trị Covid-19 đạt được hiệu quả

TP HCM và các tỉnh lân cận trong thời gian vừa qua đã triển khai thí điểm chương trình điều trị có kiểm soát với các túi thuốc đông y cho các trường hợp F0 tại nhà và cộng đồng. Qua thực tế điều trị các ca mắc Covid-19 bằng thuốc y học cổ truyền tại TP HCM, Bình Dương, Long An, Đồng Nai… đã nhận được sự phản ánh rất tích cực của các bệnh nhân.

Do vậy, Bộ Y tế phối hợp với Công ty TNHH Vạn Xuân thời gian qua đã triển khai thí điểm chương trình điều trị gói thuốc đông y có kiểm soát cho các trường hợp F0 tại nhà và cộng đồng với 3 mô hình: Xét nghiệm tại chỗ, điều trị tại chỗ và an sinh tại chỗ.

Qua theo dõi các bệnh nhân nhiễm Covid-19 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ được cấp túi thuốc cổ truyền Vạn Xuân tại TP HCM, Đồng Nai thì các triệu chứng về đường hô hấp, thần kinh cơ và tiêu chảy đều giảm rõ rệt sau 5 ngày điều trị, không có trường chuyển nặng phải chuyển viện. Số ngày đạt tiêu chuẩn xuất viện trung bình là 8 ngày.

Đối với bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng thì sau vài ngày điều trị có kết quả âm tính bằng phương pháp PCR. Còn đối với bệnh nhân có triệu chứng nhẹ thì hết sau 11 ngày điều trị.

 

 

Theo Mặc Nha (Pháp luật Plus, Báo Pháp Luật Việt Nam)

https://www.phapluatplus.vn/y-te/thu-nghiem-dieu-tri-covid-19-bang-phuong-phap-y-hoc-co-truyen-thanh-cong-cho-hon-3000-benh-nhan-d173599.html