Những thông tin cần biết về cúng ông Công ông Táo

Lễ cúng ông Công ông Táo về trời không cần phải tổ chức cầu kỳ nhưng cần phải trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng của gia chủ.

Nguồn gốc ông Công ông Táo

Nguồn gốc và sự tích ông Công ông Táo được lưu truyền dưới nhiều dạng câu chuyện khác nhau. Theo người xưa truyền lại, Táo Quân là vua bếp gồm có Táo bà và hai Táo ông, họ cũng chính là vị thần quyết định phúc đức của gia đình.

Vào ngày 23 tháng Chạp hằng năm, ông Công ông Táo sẽ cưỡi cá chép lên Trời để báo cáo với Ngọc Hoàng Thượng đế tất cả những điều tai nghe mắt thấy ở trần gian cả việc tốt lẫn việc xấu và những gì chưa làm được. Từ đó, Thiên đình sẽ đưa ra thưởng phạt rõ ràng cho từng gia đình.

Xuất phát từ tín ngưỡng đó, lễ đưa ông Công ông Táo về trời (hoặc gọi ngắn gọn là đưa ông Táo về trời) luôn được tiến hành trọng thể.

le-cung-ong-cong-ong-tao-can-nhung-gi-van-khan-va-ngay-gio-dua-ong-tao-chuan-202011160950293007

Nguồn gốc và sự tích ông Công ông Táo được lưu truyền dưới nhiều dạng câu chuyện khác nhau.

Cúng ông Công ông Táo ngày nào cũng là điều mà nhiều người thắc mắc. Theo truyền thống dân gian, thời gian cúng Táo Quân có thể bắt đầu từ ngày 21 âm lịch (tức thứ hai, 24/01) và kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ đến 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp hằng năm vì đây là thời điểm các thần tập trung để chuẩn bị về Trời.

Theo năm dương lịch 2022, ngày 23 tháng Chạp âm lịch sẽ rơi vào thứ ba (25/01), nhiều người vẫn phải đi làm. Vì vậy không nhất thiết cứ phải cúng vào trưa 23 tháng Chạp mà bạn có thể bắt đầu từ ngày 21 và nhớ phải kết thúc trước khi hết giờ Ngọ (từ 11 giờ – 13 giờ) ngày 23 tháng Chạp nhé.

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngày cúng Ông Táo Ông Táo hằng năm. Và chỉ còn ít ngày nữa thôi là bạn có thể cúng rồi đấy, dù bận đến mấy thì cũng nên dành thời gian để cúng Táo nhé. Nếu vẫn chưa biết cách cúng ông Công ông Táo như thế nào thì hãy theo dõi bài viết tiếp tục nhé!

Ý nghĩa của lễ cúng ông Công ông Táo

Theo quan niệm truyền thống, vào ngày 23 Âm lịch, các gia đình sẽ chuẩn bị mâm cúng để tiễn các vị thần Đất, và vị thần cai quản công việc trong bếp của mỗi gia đình.

Đây là nét đẹp tín ngưỡng văn hóa, hướng con người làm việc thiện, việc tốt sẽ được Táo quân báo cáo với Ngọc Hoàng khi chầu trời. Việc chuẩn bị lễ cúng ông Công ông Táo thể hiện lòng biết ơn đối với những vị thần mang lại may mắn, hạnh phúc và sức khỏe cho các thành viên trong gia đình.

tl

Ảnh: TL

Thời gian cúng ông Công ông Táo

Miền Bắc: Người dân thường làm lễ cúng ông Công ông Táo từ khá sớm, không nhất thiết phải đúng vào ngày 23 tháng Chạp mà có thể bắt đầu từ ngày 20, muộn nhất là 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.

Miền Trung: Thời gian cúng ông Công ông Táo là đêm 22, rạng ngày 23 Âm lịch.

Miền Nam: Người dân thường làm lễ vào buổi tối, từ 20h – 23h. Người miền Nam cho rằng vào cuối ngày, sau khi cả gia đình đã dùng xong bữa tối, không còn nấu nướng và dùng đến bếp thì mới được tiễn ông Táo lên gặp Ngọc Hoàng.

Chủ nhà khi cúng Táo quân phải thành tâm điểm lại những sai lầm, việc xấu đã phạm phải trong năm, đã xảy ra trong gia đình; kiểm điểm, sám hối, hứa quyết tâm sửa đổi lỗi lầm và cầu xin Táo quân chỉ tấu báo những điều tốt đẹp, mong Ngọc hoàng ban phúc cho gia đình.

Trước đây nhiều gia đình khi cúng Táo quân gọi hết con cháu đến nghe lời khấn, để cùng kiểm điểm với bố mẹ, cùng sám hối và biết phấn đấu, tu dưỡng trong năm mới. Hoặc trong bữa cơm sau lễ cúng Táo quân, ông bà, cha mẹ kể lại sự tích Táo quân và căn dặn con cháu phải ăn ở phúc đức, chăm ngoan, không được làm việc xấu, trung thực. Đây là điểm quan trọng nhất trong lễ cúng Táo quân vì nó mang tính giáo dục, tinh thần hướng thiện sâu sắc.

Mâm cơm lễ ông Công, ông Táo cần những gì?

Lễ vật cúng Táo quân chủ yếu phụ thuộc vào điều kiện của từng gia đình, phổ biến là xôi, cơm canh, rượu nước, vàng mã, cau trầu, thịt gà, thịt lợn và hoa quả… Điều đặc biệt phải có 3 bộ mũ áo, hài; một hoặc 3 con cá chép (cá sống hoặc bằng giấy mã). Sách “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính ghi: “Mua hai mũ ông, một mũ bà để thờ và mua con cá chép để làm ngựa cho Táo quân lên chầu trời”.

le-cung-ong-cong-ong-tao-can-nhung-gi-ngay-gio-dua-ong-tao-chuan-2021-202011181614323783

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, phong tục cúng Táo quân ở nước ta cơ bản thống nhất, cả về quan niệm, nghi thức, lễ vật và văn – sớ.

Những năm 1990 trở về trước, ở miền Bắc, nhiều gia đình bất kể lễ vật nhiều hay ít, luôn cố gắng có một đĩa bánh kẹo (bánh mật, kẹo mạch nha, kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo kéo…) hoặc một bát mật mía. Dân gian cho rằng Táo quân về chầu Ngọc hoàng cần “ngọt giọng” tấu báo những điều tốt đẹp về gia đình mình, cầu mong Ngọc hoàng ban phúc lành cho gia đình trong năm mới.

Ở một số địa phương khu vực Bắc Trung bộ như Thọ Xuân, Cẩm Thủy (Thanh Hóa), lễ vật cúng Táo quân không dùng canh, vì ba ông Táo (ba ông đầu rau) được đắp bằng đất sét, cúng canh sợ làm Táo quân bị “thũng” chân. Chuyện dân gian ở đây kể rằng, xưa có gia đình do lười biếng nên nghèo khổ, quanh năm chẳng có gì ăn, cuối năm cũng không có gì cúng Táo quân.

Ngày 23 tháng Chạp, chủ nhà sang hàng xóm xin nước luộc chân giò về cúng Táo quân khiến ông bị sũng nước (phù thũng), bởi vậy nhân dân một số xã trong vùng kiêng bày canh trong mâm lễ.

 

 

Theo Hùng Tâm (Pháp luật Plus, Báo Pháp Luật Việt Nam)

https://www.phapluatplus.vn/van-hoa-giai-tri/nhung-thong-tin-can-biet-ve-cung-ong-cong-ong-tao-d175354.html