Theo khuyến cáo của chuyên gia bệnh tim mạch ở Việt ngày càng tăng, đặc biệt là ở người già. Nguyên nhân gia tăng của căn bệnh này có liên quan chặt chẽ tới chế độ ăn, lối sống.
Tăng số bệnh nhân cần can thiệp tim mạch
TS.BS Bùi Thúc Quang, Trưởng Khoa Tim mạch can thiệp – Ngoại (Bệnh viện Lão khoa Trung ương) cho biết số bệnh nhân can thiệp tim mạch ngày càng tăng, nhất là ở nhóm người cao tuổi.
Để phục vụ nhu cầu của người bệnh Khoa Tim mạch can thiệp – Ngoại đã mở thêm Phòng can thiệp tim mạch. Để xử lý cho các bệnh nhân tim mạch cấp, đặt sent động mạch, bệnh mạch ngoại vi, động mạch cạnh… có nguy gây ra tai biến và đột quỵ. Nhờ việc can thiệp sớm này sẽ giảm thiểu nguy cơ biến chứng của bệnh nhân.
Bệnh nhân nam 75 tuổi có tiền sử tăng huyết áp, xơ vữa động mạch đã phẫu thuật động mạch chậu do hẹp và xơ vữa. Gần đây, bệnh nhân có dấu hiệu đau ngực, khó thở. Bác sĩ đã cho chỉ định chụp động mạch vành.
Kết quả chụp bệnh nhân tổn thương cả 3 động mạch vành. Trong đó, động mạch vành phải tắc hoàn toàn, mạch vành liên thất trái tắc 30-40% bệnh.
Còn trường hợp bệnh nhân nữ 64 tuổi bị hẹp động mạch, thường bị đau thắt ngực khi đi khám mới phát hiện ra. Trường hợp bệnh nhân nữ này chưa cần can thiệp, mà được xử lý điều trị nội khoa và theo dõi những biến chứng về huyết áp, tim mạch, mạch máu.
Theo thống kê của Bộ Y tế, trong năm 2016 bệnh tim mạch là căn nguyên gây ra 31% ca tử vong.
Theo TS.BS Quang, bệnh tim mạch là một trong những bệnh không lây nhiễm có tỷ lệ mắc rất cao. Bệnh không lây được ví như là “dịch bệnh” đang tăng đặc biệt là người già, có mối liên quan tới chế độ ăn, lối sống của rất nhiều người việc hay mắc phải.
Thói quen dễ mắc bệnh tim mạch
Cuộc sống quá bận rộn hiện nay khiến cho nhiều người thường có thói quen ăn uống không tốt như: bỏ bữa, ăn quá nhanh, sử dụng thực phẩm chế biến sẵn… gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Bác sĩ Quang khuyến cáo thói quen ăn uống mất kiểm soát, không cân đối (ăn nhiều chất béo, ít chất xơ) gây ra vô số hệ lụy cho sức khỏe. Ăn uống thiếu cân đối gây ra thừa cân, béo phì gây ra rối loạn chuyển hóa gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Chế độ ăn cân đối, giảm lượng muối, giảm chất béo có hại trong khẩu phần ăn, tăng cường ăn rau xanh, hoa quả… sẽ giúp cho trái tim khỏe mạnh, phòng bệnh tim mạch.
Ít vận động là một trong những thói quen xấu làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở người Việt. Khi cơ thể không được vận động thường xuyên vận động khiến năng lượng trong cơ thể không được sử dụng, từ đó làm tăng nguy cơ gặp các tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ máu, đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì.
“Lười vận động làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Để cho một sức khỏe tốt và trái tim khỏe mạnh cần phải tăng cường các hoạt động thể dục thể thao. Nên tập thể dục 30 phút/ngày trong ít nhất 5 ngày trong tuần”, TS.BS Quang chia sẻ.
Theo Hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo người bình thường nên vận động ở cường độ trung bình ít nhất 150 phút/tuần, hoặc 75 phút/tuần nếu vận động với cường độ nặng.
Ngoài vấn đề về ăn uống, vận động thì uống nhiều rượu bia, hút thuốc là cũng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng bệnh tim mạch tại Việt Nam
Các nghiên cứu đã chứng minh được việc lạm dụng rượu sẽ gây hại cho tim mạch như, làm suy giảm chức năng cơ tim, tăng nồng độ cholesterol “xấu” trong máu là triglycerid, gây tổn thương thận và thành mạch máu, đưa đến tăng huyết áp…
Hút thuốc lá sẽ làm cho tình trạng các bệnh lý tim mạch, huyết áp, bệnh lý mạch máu… nặng hơn. Khói thuốc còn làm tăng nguy cơ mắc tất cả các bệnh ung thư, trong đó phổ biến là ung thư phổi.