Lý giải trực quan về đám cháy khủng khiếp tại Úc: nhiệt lượng từ đâu, tại sao cháy rừng lại gây bão sét, người ta có chạy thoát được ngọn lửa không?

Theo lời chuyên gia, mọi chuyện sẽ còn diễn biến theo hướng xấu trong tương lai gần.

Lý giải trực quan về đám cháy khủng khiếp tại Úc: nhiệt lượng từ đâu, tại sao cháy rừng lại gây bão sét, người ta có chạy thoát được ngọn lửa không? - Ảnh 1.

Đám cháy rừng ở Úc đã xuất hiện từ tháng Chín năm ngoái, cho tới đầu năm 2020, ngọn lửa mới bùng lên và khiến hàng trăm ngàn người phải sơ tán khẩn cấp. Giữa dòng người nườm nượp đi tìm nơi trú ẩn, các loài thú bản địa cũng đang gấp rút tháo chạy hòng giữ được mạng sống. Tình hình ngày một tệ hơn, khi nhiệt độ cao và gió mạnh liên tục tiếp sức cho ngọn lửa.

Con số thương vong vào thời điểm bài viết này được đăng tải trên BBC là 20 người, bao gồm 3 tình nguyện viên tham gia cứu hỏa; khoảng 60.000 km vuông rừng, cây bụi và công viên đã bị thiêu rụi.

Các điểm xuất hiện đám cháy tại Úc tính từ 01/11/2019 tới 26/12/2019:


New South Wales là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất

Tại New South Wales (NSW), lửa đã lan ra hơn 40.000 km2, thiêu hủy hơn 1.300 căn nhà, khiến hàng ngàn người phải nhanh chóng tìm nơi trú ẩn, chạy trốn khỏi bầu không khí ngày một ngột ngạt. Không khí khô nóng, kèm hạn hán kéo dài và gió mạnh đã khiến lửa được đà tiến tới.

Lý giải trực quan về đám cháy khủng khiếp tại Úc: nhiệt lượng từ đâu, tại sao cháy rừng lại gây bão sét, người ta có chạy thoát được ngọn lửa không? - Ảnh 3.

Tính tới thứ Sáu tuần vừa rồi, người dân NSW chứng kiến tổng cộng 130 đám cháy: cây bụi, rừng trên núi, công việc quốc gia đều chìm trong biển lửa. Trong số đó, 60 đám cháy vẫn chưa được kiểm soát, sẽ là mối họa trong tương lai gần.

Chất lượng không khí nơi đây đã xuống mức rất thấp vào giữa tháng Mười hai vừa rồi.


Những bang khác cũng đang chịu chung số phận

Tại bang Victoria, hơn 8.000 km2 vuông đất đai đã bị lửa liếm qua. Đám cháy đã tồn tại suốt từ tháng Mười một đến giờ, và ngày càng khiến tình hình xấu hơn. Ngọn lửa đã lấy đi sinh mạng hai người.

Tại thị trấn Mallacoota, người dân tháo chảy ra bờ biển hôm 31 tháng Mười hai. Thứ duy nhất ngăn ngọn lửa tìm tới chỗ họ là gió mạnh thổi ngược từ biển vào. Khoảng 1.000 khách du lịch và người dân địa phương đã được hải quân Úc đưa về nơi an toàn. Bên cạnh nỗ lực chữa cháy của lực lượng cứu hỏa, quân đội Úc đã cử lính bộ, máy bay và tàu tới cứu hộ tới cứu viện.

Ảnh vệ tinh cho thấy khói từ đám cháy tại NSW và Victoria đã gây ảnh hưởng tới chất lượng tới những khu vực cách đám cháy nhiều km, ví dụ như New Zealand.

Lý giải trực quan về đám cháy khủng khiếp tại Úc: nhiệt lượng từ đâu, tại sao cháy rừng lại gây bão sét, người ta có chạy thoát được ngọn lửa không? - Ảnh 5.

Tại bang Nam Úc, ngọn lửa ở Cudlee Creek đã phá hủy hơn 80 ngôi nhà nằm tại khu vực Đồi Adelaide. Theo báo cáo của chính quyền địa phương, ngọn lửa cũng đã thiêu rụi ⅓ giàn nho vốn là nguồn cung cấp cho ngành sản xuất rượu vang của khu vực Đồi Adelaide. 

Chất lượng không khí các khu vực quanh đám cháy giảm rõ rệt. Thứ Sáu vừa rồi, thông số của AirVisual cho thấy thủ đô Canberra của Úc có chất lượng không khí tệ thứ ba trong số các thành phố lớn trên thế giới.


Sức tàn phá của ngọn lửa

Dù Úc thường xuyên chịu ảnh hưởng của cháy rừng, nhưng tình hình hiện tại xấu hơn trước nhiều. Đôi khi, cháy rừng xảy ra do con người bất cẩn, nhưng các yếu tố thiên nhiên cũng có thể gây cháy rừng. Một khi đám cháy bùng phát, muội thanbay trong gió sẽ khiến các khu vực đang khô nóng khác cũng bắt lửa. 

Lý giải trực quan về đám cháy khủng khiếp tại Úc: nhiệt lượng từ đâu, tại sao cháy rừng lại gây bão sét, người ta có chạy thoát được ngọn lửa không? - Ảnh 7.

Thậm chí cháy rừng còn gây ra bão sét – thêm một yếu tố nữa có thể khiến đám cháy mới hình thành.

Lý giải trực quan về đám cháy khủng khiếp tại Úc: nhiệt lượng từ đâu, tại sao cháy rừng lại gây bão sét, người ta có chạy thoát được ngọn lửa không? - Ảnh 9.

Dưới đây là biểu đồ những đám cháy từng hoành hành tại Úc.

Lý giải trực quan về đám cháy khủng khiếp tại Úc: nhiệt lượng từ đâu, tại sao cháy rừng lại gây bão sét, người ta có chạy thoát được ngọn lửa không? - Ảnh 11.

Để tránh thương vong, chính quyền Úc khuyên người dân nên di tản càng sớm càng tốt, bởi lẽ tốc độ lây lan của lửa cao hơn cả tốc độ chạy trung bình của một người.

Lý giải trực quan về đám cháy khủng khiếp tại Úc: nhiệt lượng từ đâu, tại sao cháy rừng lại gây bão sét, người ta có chạy thoát được ngọn lửa không? - Ảnh 13.

Biến đổi khí hậu đã gây ra đám cháy này?

Biến đổi khí hậu nghi phạm thường thấy mỗi khi chúng ta đối diện với thảm họa tự nhiên (phải đổ lỗi cho nhân loại mới đúng), nhưng khoa học nghiên cứu thời tiết phức tạp hơn thế. 

Lý giải trực quan về đám cháy khủng khiếp tại Úc: nhiệt lượng từ đâu, tại sao cháy rừng lại gây bão sét, người ta có chạy thoát được ngọn lửa không? - Ảnh 15.

Đã từ lâu, các chuyên gia cảnh báo rằng khí hậu nóng và khô hơn sẽ khiến cháy rừng diễn ra thường xuyên và khắc nghiệt hơn. Nhiều khu vực nước Úc đã chịu hạn hán bấy lâu nay, một số nơi đã khô hanh nhiều năm trời, càng khiến đám cháy thêm dữ dội.

Dữ liệu từ Cục Khí tượng học cho thấy Úc đã nóng lên thêm 1 độ C tính từ năm 1910.

Lý giải trực quan về đám cháy khủng khiếp tại Úc: nhiệt lượng từ đâu, tại sao cháy rừng lại gây bão sét, người ta có chạy thoát được ngọn lửa không? - Ảnh 16.

Nội trong tháng Mười hai vừa rồi, đã hai lần Úc phá vỡ kỷ lục: nhiệt độ trung bình trong ngày 17 tháng Mười hai là 40,9 độ C đã vượt mốc kỷ lục 40,3 độ C của năm 2013, thế mà chỉ một ngày sau – 18/12, nhiệt độ đã lên mức 41,9 độ C.

Tới cuối tháng Mười hai, tất cả các bang nước Úc đã có mức nhiệt trung bình trên 40 độ C, bao gồm cả Tasmania, nơi vốn có nhiệt độ trung bình thấp hơn khu vực đất liền.

Lý giải trực quan về đám cháy khủng khiếp tại Úc: nhiệt lượng từ đâu, tại sao cháy rừng lại gây bão sét, người ta có chạy thoát được ngọn lửa không? - Ảnh 17.

Yếu tố chính khiến khí hậu Úc nóng lên bất thường là Lưỡng cực Ấn Độ Dương – Indian Ocean Dipole (IOD), còn gọi là Nino Ấn, là những thay đổi nhiệt độ bề mặt của khu vực Đông và Tây Ấn Độ Dương: nhiệt độ mặt biển ấm hơn ở nửa đại dương phía Tây, và lạnh hơn ở nửa phía Đông. Đây là lần diễn ra cách biệt nhiệt độ lớn nhất trong 60 năm trở lại đây.

IOD chính là lý do khiến miền Đông Châu Phi gặp mưa lớn và lũ lụt, còn Đông Nam Á và Úc lại khô nóng, hạn hán triền miên.

Theo lời Andrew Watkins, trưởng ban dự báo từ xa tại Cục khí tượng, Lưỡng cực Ấn Độ Dương chính là điểm mấu chốt, hiểu được nó là sẽ biết được đợt sóng nhiệt đang tràn vào Úc có sức tàn phá tới mức nào.

Tất cả các chuyên gia đều chỉ ra rằng: thời tiết cực đoan và nguy cơ cháy sẽ còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.

Dink , theo Trí Thức Trẻ

http://ttvn.vn/khoa-hoc/ly-giai-truc-quan-ve-dam-chay-khung-khiep-tai-uc-nhiet-luong-tu-dau-tai-sao-chay-rung-lai-gay-bao-set-nguoi-ta-co-chay-thoat-duoc-ngon-lua-khong-7202061184447368.htm