Kinh hãi những con sán dài hàng chục mét trong cơ thể người

Ăn thịt có chứa nang sán, ăn rau sống bị nhiễm sán lợn từ chất thải ra khiến nhiều người như “người gạo” với nang sán chi chít toàn thân, có người não toàn nang sán.

Choáng với “người gạo”

Trước thông tin 400 trẻ ăn thịt nghi là lợn gạo, gia đình các em đã đưa đi xét nghiệm ở bệnh viện. Đến chiều tối 15/3 có hơn 60 học sinh đã được xác định dương tính với sán lợn.

Giáo sư Nguyễn Văn Đề – chuyên gia về ký sinh trùng, nguyên trưởng Bộ môn Ký sinh trùng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết hiện nay ở Việt Nam có khoảng 50 tỉnh lưu hành sán lợn hay còn gọi sán dải lợn.

Giáo sư Đề cho biết cách đây không lâu ông đã tiếp nhận một bệnh nhân ở Hà Nam nhập viện trong tình trạng đau đầu, có dấu hiệu động kinh. Xét nghiệm máu bạch cầu ái toan tăng cao. 

Bệnh nhân được chụp CT thì toàn thân đều lỗ chỗ những nang sán bác sĩ không đếm nổi. Chỉ riêng trên vùng não CT đã có tới hơn trăm nang sán. Những nang sán hình thành ngay trong não khiến bệnh nhân đau đầu và những cơn động kinh.

Kinh hãi những con sán dài hàng chục mét trong cơ thể người - Ảnh 1.

Hình ảnh sán lợn được xổ ra từ ruột người bệnh

Khi tiến hành xổ sán thì bác sĩ phát hiện cả con dái dài. Bác sĩ đãi ra được con sán dài đếm hơn 800 đốt sán và dải ra đo thì con sán dài gần chục mét. Bệnh nhân cũng tự nhiễm trứng sán từ chính những đốt sán trưởng thành rụng ra để hàng nghìn trứng sán trong ruột và trứng sán này “ngược” lên dạ dày. GS Đề cho biết giống như bệnh nhân ăn phải trứng sán dây lợn với số lượng vô cùng lớn không đếm nổi và nang kén bám vào cơ và não.

Hay có một bệnh nhân nam tới khám với khoảng 300 nang sán trên da chủ yếu ở lưng và ở ngực. Bệnh nhân này cũng có sở thích ăn các món ăn tái sống, rau sống. Bệnh nhân cũng là vật chủ của sán dải kèm theo nang sán trên da.

Số trứng này sẽ đi vào máu vào cơ, mắt, não và đóng kén ở đó tạo thành những kén chụp phim lên sẽ thấy giống như “người gạo”.

Kinh hãi những con sán dài hàng chục mét trong cơ thể người - Ảnh 2.

Nang sán trong não người

Không chỉ riêng nguy cơ ăn phải lợn gạo khiến người mắc sán trưởng thành mà nguy cơ tự nhiễm do sán đẻ trứng, GS Đề cho biết thói quen ăn rau sống cũng chính là cách đưa trứng sán vào cơ thể. Ăn phải trứng sán nguy hiểm hơn nang sán vì trứng sán trực tiếp đi vào máu tạo ra các nang sán.

Với số lượng người mắc bệnh sán lợn trong cộng đồng nhiều như hiện nay thì nguy cơ người ăn phải trứng sán từ các loại rau sống là rất lớn. Trứng sán này do đốt sán của sán trưởng thành nở ra và ra môi trường qua đường phân người. Côn trùng tha phân đi và tiếp tục mở rộng nguồn nhiễm trứng sán lợn ăn phải gây ra lợn gạo, người ăn phải cũng gây “người gạo”. Chính vì thế nguy cơ nhiễm sán lợn hiện hữu ở khắp mọi nơi – GS Đề cho biết.”

100 triệu người mắc 

Bệnh ấu trùng sán lợn này rải rác khắp nơi. Trên toàn thế giới có khoảng 100 triệu người mắc ấu trùng sán lợn. Còn tại nước ta, có khoảng 50 tỉnh có ấu trùng sán lợn. Bệnh chủ yếu ở nam giới chiếm khoảng hơn 70 %. Bệnh nhân chủ yếu bị nang sán ở cơ và ở não. Một số trường hợp bị nang sán ở mắt, ở da. Nang sán ở người to hơn ở lợn.

Với những người bị sán dải lợn, các nang sán gây nguy hiểm nếu nó lên não gây ra các bệnh lý động kinh, nói ngọng, liệt, đau đầu. Sán não có thể hình thành những kén to ở màng nhện não. Có bệnh nhân ghi nhận nang sán não như chùm nho, bác sĩ hút ra 60 ml dịch.

Kinh hãi những con sán dài hàng chục mét trong cơ thể người - Ảnh 3.

Nang sán lợn hình thành trên da

Không chỉ riêng sán lợn, GS Đề cho biết nguy cơ nhiễm sán dây bò cũng rất lớn. Sán dây bò do người ăn phải ấu trùng sán dây bò trong thịt trâu, thịt bò. Nếu thịt trâu bò chưa nấu chín người ăn phải sẽ gây sán dây bò. 

Ấu trùng này đi vào dạ dày, ruột non và đoạn cổ sinh đốt mới thành chuỗi sán và trưởng thành trong ruột khoảng 3 tháng. Sán dây bò dài khoảng 12 mét, có 1000 – 2000 đốt và sán dây bò có thể tồn tại trong cơ thể người đến 25 năm. 

Sán dây bò khác với sán lợn nó không tạo nang. Bệnh không có biểu hiện rõ rệt. Phần lớn bệnh nhân phát hiện có sán do rối loạn tiêu hoá hoặc bệnh nhân thấy phân có đốt sán, đốt sán già rụng tự bò ra hậu môn…

Phòng sán dây lợn, sán bò hay ấu trùng sán lợn, theo GS Đề cách tốt nhất là không ăn thịt tái, sống, không ăn rau sống. Quản lý phân để tránh cho trứng sán có cơ hội phát tán ra môi trường xung quanh.