Quảng trường Thiên An Môn, Trung Quốc. Ảnh minh họa
Bí thư tỉnh ủy Hà Bắc, Trung Quốc – Uông Đông Phong đã đưa ra phát biểu bị chỉ trích mang tính vùng miền, gây “tổn thương” cho người dân địa phương.
“Hy sinh GDP, giữ trời xanh”
Mới đây, phát biểu “thà hy sinh GDP, cũng phải giữ bầu trời xanh của Bắc Kinh” tại cuộc họp báo của Quốc vụ viện Trung Quốc của Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc Uông Đông Phong đã gây tranh cãi trong dư luận nước này.
Ông Uông cho rằng, bảo vệ môi trường sinh thái đã tạo ra những thay đổi tích cực mang tính lịch sử, giúp chất lượng không khí được cải thiện theo chiều hướng tốt. “Mọi người đều biết rằng, cấu trúc công nghiệp Hà Bắc nghiêng về công nghiệp nặng, cấu trúc năng lượng không hợp lý, sản lượng sắt thép dư thừa quá nhiều. Chúng tôi sẽ duy trì, chủ động điều chỉnh, tăng tốc chuyển đổi, thà hy sinh GDP cũng phải giữa bầu trời xanh cho Bắc Kinh”.
Về mặt địa lý, Hà Bắc và Thiên Tân bao quanh Bắc Kinh, tạo thành dải môi trường sinh thái tam giác có liên kết mật thiết với nhau.
Vào tháng 10/2013, cơ chế hợp tác về phòng chống ô nhiễm không khí ở Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc và các khu vực lân cận đã được khởi động, một đơn vị hợp tác phòng chống ô nhiễm không khí được thành lập.
Vào tháng 7 năm ngoái, đơn vị này nâng cấp thành tiểu tổ lãnh đạo phòng chống ô nhiễm Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc và các khu vực lân cận, do lãnh đạo Quốc vụ viện làm tổ trưởng.
Ông Uông Đông Phong. Ảnh: SCIO
Ông Triệu Anh Dân – Thứ trưởng Bộ tài nguyên môi trường Trung Quốc cho biết, bước tiếp theo sẽ là cải thiện cơ chế hành động chung để phòng chống, kiểm soát ô nhiễm không khí và đẩy nhanh quá trình cải thiện chất lượng không khí khu vực.
Trước đó, vào tháng 2/2017, tại hoạt động nghiên hợp tác phát triển Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc, ông Uông Đông Phong đã chia sẻ kết quả kiểm soát ô nhiễm không khí của Thiên Tân tới hơn 60 nhà báo tham dự.
Vào năm 2015, chỉ số toàn diện chất lượng không khí và hàm lượng bụi PM2.5 lần lượt giảm tương ứng 24,4% và 27,1% so với năm 2013. Tỷ lệ đạt chuẩn không khí năm 2016 là 61,8 – hoàn thành mục tiêu trước thời hạn.
Bí thư tỉnh ủy Hà Bắc cho biết: “Thiên Tân sẽ hợp tác với Bắc Kinh, Trùng Khánh quyết tâm dùng nhiều biện pháp mạnh để xử lý kiểm soát vấn đề ô nhiễm không khí”.
Ý kiến gây tranh cãi
Theo giới phân tích, phát biểu “GDP luận” của ông Uông Đông Phong đối mặt với chỉ trích từ bộ phận dư luận Trung Quốc, thể hiện sự hiểu sai vai trò của Hà Bắc trong Kế hoạch số 1 về Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc của đảng Cộng sản Trung Quốc.
Đầu tiên, dư luận cho rằng GDP và “trời xanh mây trắng” là hai yếu tố không tương thích. Mặc dù đối với mô hình sản xuất công nghiệp ô nhiễm không khí cao và tiêu hao năng lượng cao của Hà Bắc nếu muốn bảo vệ môi trường sẽ không thể tránh khỏi GDP bị dao động.
Ô nhiễm không khí là vấn đề nổi cộm của Bắc Kinh. Ảnh: Getty
Nhưng đối với một nhân viên địa phương, vấn đề quan trọng chính là làm thế nào để đảm bảo kinh tế phát triển mà không phải chịu biến động từ quá trình khắc phục ô nhiễm môi trường, thay vì khắc phục cái này mà hy sinh cái kia.
Ngoài ra, việc dùng GDP đổi lấy bầu trời xanh cho Bắc Kinh bị coi là sự phân biệt đối xử vùng miền.
Năm ngoái, bụi PM2.5 đạt 56µg, giảm 48% so với năm 2013, giảm 14% so với năm 2018, giúp chất lượng không khí thành phố Thạch Gia Trang và toàn tỉnh Hà Bắc được cải thiện, mà nó còn thúc đẩy kiểm soát không khí Bắc Kinh-Thiên Tân.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến chỉ trích ông Uông Đông Phong khi cho rằng, ông này lã lãnh đạo tỉnh Hà Bắc nhưng lại đề cao tầm quan trọng của Bắc Kinh, Thiên Tân lên trước Hà Bắc, điều này sẽ khiến người dân Hà Bắc cảm thấy “tổn thương”.
Thậm chí một bộ phận ý kiến cho rằng, đây là quan điểm thể hiện sự ỷ lại, có thể được lấy làm lý do để bao biện nếu nền kinh tế Hà Bắc tụt dốc trong tương lai.
Giới quan sát cho rằng, nhận thức về mối quan hệ giữa Hà Bắc và Bắc Kinh của ông Uông Đông Phong phản ánh sự hiểu sai của người đứng đầu Hà Bắc về Kế hoạch số 1, nhất thể hóa Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc.
Theo “Cương yếu đồng quy hoạch hợp tác phát triển Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc” được Bộ Chính trị trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua vào tháng 4/2015, ba tỉnh thành Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc được định vị tổng thế và sẽ được phát triển thành nhóm thành phố cấp thế giới với trung tâm là thủ đô Bắc Kinh.
Trong đó, Bắc Kinh là trung tâm sáng tạo khoa học kỹ thuât, trao đổi quốc tế, văn hóa và chính trị quốc gia, Thiên Tân sẽ trở thành cơ sở nghiên cứu và phát triển sản xuất tiên tiến quốc gia, khu vực trọng tâm về vận chuyển quốc tế phía bắc, trung tâm mô phạm tài chính, trong khi tỉnh Hà Bắc phát triển thành khu vực vận chuyển thương mại hiện đại, khu vực thí điểm chuyển đổi mô hình công nghiệp và hỗ trợ môi trường sinh thái Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc, v.v.
Báo tiếng Hoa Đa chiều cho rằng, “dù nhiệm vụ của Hà Bắc thể hiện sự mâu thuẫn nhưng trên thực tế, sự hợp nhất của Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc mà ĐCSTQ gọi là “kế hoạch thiên niên kỷ, sự kiện quốc gia”, không có nghĩa là một sự hy sinh. Đối với các nhà hoạch định chính sách, nhất thể hóa Bắc Kinh – Thiên Tân – Hà Bắc là mối quan hệ tương hỗ chứ không phải phụ thuộc”.