Đại lễ tưởng niệm 693 năm Đệ nhị tổ Pháp Loa Tôn giả viên tịch (1330 – 2023)

Chiều ngày 22/4, tức ngày (3/3 Âm lịch) tại Cung Trúc Lâm, Khu di tích và danh thắng Yên Tử (TP Uông Bí), Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Đại lễ Tưởng niệm 693 năm Đệ nhị tổ Pháp Loa Tôn giả viên tịch (1330 – 2023).

Quang cảnh Đại lễ tưởng niệm 693 năm Đệ nhị tổ pháp loa Tôn giả viên tịch ( 1330 – 2023)Quang cảnh Đại lễ tưởng niệm 693 năm Đệ nhị tổ Pháp loa Tôn giả viên tịch (1330 – 2023).

Tại buổi lễ, đại diện Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Quảng Ninh đã tuyên đọc tiểu sử và lời tưởng niệm Trúc Lâm Đệ nhị tổ Pháp Loa Tôn giả. Trong sự nghiệp của Trúc Lâm Đệ nhị tổ Pháp Loa Tôn – vị Tổ Sư tiêu biểu của Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử, Ngài là tấm gương hạnh tuệ, phát huy tinh thần nhập thế, tinh thần yêu nước của Phật giáo Việt Nam, đồng thời luôn hướng tới những việc làm thiết thực “lợi đạo – ích đời”.

Sau lời tưởng niệm, các đại biểu cùng tăng ni, phật tử đã thành kính dâng hương Đệ nhị tổ Pháp Loa Tôn giả.

Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Phó Ban trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tuyên đọc tiểu sử và lời tưởng niệm Trúc Lâm Đệ nhị tổ Pháp Loa Tôn giả.Thượng tọa Thích Đạo Hiển, Phó Ban Trị sự GHPG Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tuyên đọc tiểu sử và lời tưởng niệm Trúc Lâm Đệ nhị tổ Pháp Loa Tôn giả.

Thiền sư Pháp Loa cũng là một nhà tổ chức tài năng của giáo đoàn Trúc Lâm, nhà hoằng pháp rất hiệu quả và là một nhà hoạt động xã hội có ảnh hưởng sâu rộng đời Trần. Ông là một học giả, một nhà hoạt động chính trị, nhà văn hoá, tác giả văn học, nhà tư tưởng có nhiều đóng góp cho sự tiếp nối tư tưởng Phật giáo Việt Nam giai đoạn rực rỡ nhất.

Các Đại biểu cùng tăng ni, phật tử dâng hương Đệ Nhị Tổ Pháp Loa Tôn Giả. Các đại biểu cùng tăng ni, phật tử dâng hương Đệ nhị tổ Pháp Loa Tôn giả.

Với Phật giáo Trúc Lâm, Thiền sư Pháp Loa có vai trò rất nổi bật. Nếu Sơ tổ Trần Nhân Tông là người mở dòng, kiến tạo thì Pháp Loa là người kế tục, triển khai và thực thi những phương châm của Sơ tổ cả trên phương diện lãnh đạo tinh thần và dẫn dắt về tổ chức. Ngài đã kết hợp nhuần nhuyễn giữa đạo pháp và nhân sinh, góp phần xây dựng, phát triển mô hình Phật giáo Trúc Lâm mang đậm bản sắc văn hóa Việt. Trong sự nghiệp, Ngài đã để lại dấu ấn đặc biệt trong việc thành lập các trung tâm, học viện Phật giáo, các cơ sở Phật giáo tiêu biểu của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, Viện Quỳnh Lâm (nay là Chùa Quỳnh Lâm), chùa Hồ Thiên, Bắc Mã.

Việt Anh

Nguồn Báo Quảng Ninh: https://baoquangninh.vn/dai-le-tuong-niem-693-nam-de-nhi-to-phap-loa-ton-gia-vien-tich-1330-2023-3236917.html