Chủ tịch nước: Cải cách, đổi mới để nền tư pháp phát triển tiên tiến

Sáng 11/1, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương dự và chỉ đạo Hội thảo khoa học “Cải cách tư pháp tại Tòa án nhân dân đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” do Tòa án nhân dân Tối cao tổ chức.

Sáng 11/1, tại Hà Nội, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Trưởng Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương dự và chỉ đạo Hội thảo khoa học “Cải cách tư pháp tại Tòa án nhân dân đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” do Tòa án nhân dân Tối cao tổ chức.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo Hội thảo.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc hoan nghênh và đánh giá cao sự tích cực, nghiêm túc và trách nhiệm của Ban Cán sự Đảng và lãnh đạo TANDTC trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ cải cách tư pháp thời gian qua mà các Nghị quyết, văn kiện của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra.

Kết quả thực hiện chiến lược cải cách tư pháp trong hệ thống Tòa án đã có những bước phát triển mới, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, góp phần nâng cao vị thế, diện mạo và uy tín của Tòa án xứng đáng với vai trò là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp.

Thay mặt Lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhiệt liệt hoan nghênh, chúc mừng các thành tích và trân trọng biểu dương sự cố gắng, nỗ lực, những đóng góp thiết thực của TAND trong công cuộc cải cách tư pháp trong thời gian qua.

ctn-11-1-chao-7459

Chủ tịch nước chào mừng các chuyên gia dự Hội thảo.

dong-chu-tri-11-1-5654

Các đồng chủ trì Hội thảo.

Bên cạnh các kết quả đạt được, nền tư pháp nước ta còn những bất cập, chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu và mong muốn của người dân; công tác cải cách tư pháp vẫn còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề mới phát sinh do tác động của cách mạng Công nghiệp lần thứ tư và các bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam trong giai đoạn mới cũng đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp để thích ứng tốt hơn với tình hình mới, thúc đẩy và bảo vệ quá trình phát triển bền vững về kinh tế – xã hội của đất nước, góp phần hữu hiệu vào việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển chung của đất nước.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã giao Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII nghiên cứu, ban hành Nghị quyết về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó có Chiến lược cải cách tư pháp. Chiến lược này có ý hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước ta, của chế độ ta trong giai đoạn mới, nhất là đối với hệ thống bộ máy nhà nước, gồm cả hệ thống TAND.

Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại Hội thảo.

Chánh án TANDTC Nguyễn Hòa Bình phát biểu tại Hội thảo.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, thực tiễn đã chứng minh, công cuộc đổi mới, phát triển của đất nước bên cạnh những thuận lợi, thời cơ còn có những khó khăn, thách thức, đặt ra cho nền tư pháp nước ta những vấn đề mới, yêu cầu mới. Đứng trước yêu cầu đó, Tòa án và cả nền tư pháp phải tiếp tục đẩy mạnh cải cách nhằm thích nghi và đáp ứng tốt hơn yêu cầu, đòi hỏi cấp thiết trong tình hình mới.

Cải cách, đổi mới để nền tư pháp nước ta phát triển tiên tiến, hiện đại, bắt kịp với trình độ chung của thế giới. Đây là thử thách lớn đối với hệ thống Tòa án, do đó cần phải xác định cải cách tư pháp chính là động lực phát triển để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác của Toà án.

Chủ tịch nước yêu cầu Tòa án cần xác định rõ những nội dung trọng tâm, trọng điểm; có chương trình, kế hoạch, lộ trình cải cách phù hợp theo hai phương diện: Tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ hết sức đúng đắn đã được Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đề ra nhưng chưa được triển khai thực hiện hoặc đã được triển khai nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu; Đề xuất những giải pháp cải cách mới trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước và xu thế phát triển chung của thế giới.

Trong đó, tập trung vào các giải pháp cải cách về tổ chức và hoạt động của TAND; đổi mới, hoàn thiện thủ tục tố tụng tư pháp chuyên nghiệp, hiệu quả; xây dựng chế độ xét xử độc lập, công khai, minh bạch; nâng cao chất lượng cán bộ, đặc biệt là chức danh tư pháp, có chế độ chính sách phù hợp dành cho cán bộ Tòa án; tăng cường cơ sở vật chất, bảo đảm nguồn lực để xây dựng Tòa án chính quy, hiện đại, hoạt động hiệu quả, trong đó chú trọng xây dựng, phát triển Tòa án điện tử ngang tầm với trình độ phát triển chung của thế giới…

Từ những kinh nghiệm, kết quả đạt được trong thời gian qua, Chủ tịch nước tin tưởng rằng, với quyết tâm chính trị và sự tích cực, chủ động, cầu thị cao trong công tác, lắng nghe ý kiến, khuyến nghị của các chuyên gia, nhà khoa học, TANDTC sẽ hoàn thành xuất sắc việc nghiên cứu Chuyên đề “Cải cách tư pháp tại TAND đến năm 2030, định hướng đến năm 2045 đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa”, làm cơ sở đề xuất Ban Chấp hành Trung ương xây dựng Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, góp phần tích cực vào việc hoạch định Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 

Theo Hoàng Thư (Pháp luật Plus, Báo Pháp Luật Việt Nam)

https://www.phapluatplus.vn/chinh-tri-xa-hoi/chu-tich-nuoc-cai-cach-doi-moi-de-nen-tu-phap-phat-trien-tien-tien-d174602.html