Trong suốt 3 năm qua, các hãng Android đã viện hết tính năng này đến tính năng khác để khai tử cổng tai nghe. Galaxy S10 thì khác: dù vẫn sở hữu tất cả những tính năng đỉnh từng được đối thủ kể tên, Samsung vẫn hiên ngang duy trì cổng 3.5mm quen thuộc cho người dùng.
Trong suốt 3 năm qua, các hãng Android đã viện hết tính năng này đến tính năng khác để khai tử cổng tai nghe. Galaxy S10 thì khác: dù vẫn sở hữu tất cả những tính năng đỉnh từng được đối thủ kể tên, Samsung vẫn hiên ngang duy trì cổng 3.5mm quen thuộc cho người dùng.
Nếu phải chọn ra trào lưu gây tranh cãi nhất trên smartphone trong những năm gần đây thì chắc chắn, không thể bỏ qua”cái chết” của cổng tai nghe 3.5mm. Một cổng thiết kế quen thuộc, từng có mặt trên các thiết bị thông minh trong hàng chục năm trời, đã nhanh chóng bị phần lớn các nhà sản xuất loại bỏ chỉ trong vòng vài tháng.
Loại bỏ loại cổng kết nối vẫn được sử dụng qua nhiều phiên bản, đâu là lý do? Hãy lắng nghe kẻ bắt đầu tất cả: theo lời phó chủ tịch phụ trách kỹ thuật phần cứng của Apple, Dan Riccio, “Cổng tai nghe chiếm chỗ của công nghệ camera, của vi xử lý và của pin”.
Như thế, Apple nêu ra một loạt linh kiện để làm lý do loại bỏ jack 3.5mm. Các tên tuổi Android thì sao? Mỗi hãng lại chọn cho mình một cách khác nhau để nói, nhưng đều liên quan đến vấn đề chế tác. OnePlus, thương hiệu “cao cấp” từ BBK Electronics khẳng định phải bỏ cổng tai nghe thì mới có chỗ để lắp cảm biến dưới màn. Còn Xiaomi thì tuyên bố với Android Central: “Bằng cách loại bỏ cổng tai nghe, chúng tôi có thể để chỗ cho những linh kiện khác như là pin chẳng hạn”.
Google cũng đưa nhận định: “Nguyên nhân chính khi bỏ cổng tai nghe là để định hướng thiết kế cơ học cho tương lai. Chúng tôi muốn màn hình chạm sát hơn tới các viền”.
Mỗi hãng một lý do cho việc loại bỏ jack 3.5mm, nhưng chắc chắn tất cả đều đã phải ngỡ ngàng khi chứng kiến Galaxy S10 được Samsung vén màn tại sự kiện Unpacked ở San Francisco ngày 20/02 vừa qua. Gần 3 năm sau ngày trào lưu loại bỏ cổng tai nghe nở rộ, cổng kết nối quen thuộc và thân thiện này vẫn có mặt trên Galaxy S10 chắc chắn sẽ làm chủ thị trường smartphone cao cấp 2019.
Để đáp trả câu trả lời về sự có mặt của cổng 3.5mm đã buộc Samsung phải đánh đổi những gì mà theo Apple, đó chắc chắn phải là camera, vi xử lý và pin. Nhưng trên Galaxy S10 thì điều đó không hề đúng, khi mẫu Samsung đầu bảng này có hẳn một bộ 3 camera sau với camera chính, camera góc siêu rộng và camera tele. Galaxy S10 có vi xử lý lõi tám do chính Samsung thiết kế và gia công. Các phiên bản Galaxy S10 có pin thuộc hàng lớn nhất trên thị trường, trong đó có pin được Tom’s Guide ca ngợi là “vô địch phân khúc đầu bảng”.
Với Galaxy S10, Samsung cũng đã chứng minh không cần phải đánh đổi cổng tai nghe lấy cảm biến vân tay dưới màn như những gì CEO OnePlus đã khẳng định. Trái lại, mẫu đầu bảng mới của Samsung còn sử dụng loại cảm biến vân tay dưới màn tân tiến nhất hiện nay – cảm biến vân tay siêu âm, cho phép nhận diện trên diện tích lớn hơn và trong mọi điều kiện sáng.
Còn với Google, Galaxy S10 là mẫu điện thoại tiên phong cho thiết kế “Infinity-O” để đảm bảo thu hẹp các viền màn hình hết mức có thể mà không cần phải chấp nhận tai thỏ hay bỏ cổng tai nghe. Phía dưới, Galaxy S10 có thiết kế “cằm” mỏng thuộc hàng bậc nhất trên thị trường cao cấp. Bên dưới phần cằm siêu mỏng ấy, vẫn là cổng tai nghe quen thuộc.
Các hãng có rất nhiều lý do để khai tử cổng tai nghe, mà tất cả đều là vì thiết kế, còn Galaxy S10 vẫn vừa có cổng tai nghe, vừa sở hữu tất cả những thế mạnh họ có thể kể tên. Thậm chí, Galaxy S10 còn mỏng và nhẹ hơn người tiền nhiệm Galaxy S9. Đó là minh chứng rõ rệt nhất cho thấy khoảng cách quá lớn về năng lực chế tác phần cứng giữa Samsung và phần còn lại. Gã khổng lồ số 1 thị trường smartphone không phải chấp nhận bất kỳ đánh đổi nào, thay vào đó họ tìm mọi cách để đảm bảo trải nghiệm tốt nhất cho người dùng.
Cổng tai nghe cũng chẳng phải là minh chứng duy nhất cho thấy Samsung đã vượt xa đến thế nào. So với Galaxy S9, mặc dù có màn hình lớn hơn và pin lớn hơn nhưng phiên bản vỏ kính của Galaxy S10 lại mỏng hơn và nhẹ hơn: S10 nặng 157 gram, S10 Plus nặng 175 gram; cả hai bản đều chỉ dày 7.8mm, tức là mỏng hơn S9 tới 0.7mm. Trên màn hình, camera trước được đặt vào một lỗ cắt cực nhỏ, do máy laser thực hiện trên tấm màn AMOLED. Kết quả tạo ra là một trải nghiệm đặc biệt chưa từng có trước đây: diện tích hiển thị lớn, liền mạch và tuyệt đối không hề có vết lẹm hay hở sáng quanh camera.
Đặc biệt, khi mọi đối thủ chỉ dừng ở một chất liệu thiết kế cho sản phẩm đầu bảng, Samsung có đến hai. Bên cạnh phiên bản kính cao cấp thừa hưởng từ Galaxy S9, Galaxy S10 năm nay còn có bản đặc biệt với vỏ bằng gốm cao cấp. Loại chất liệu cực kỳ bền bỉ và chống xước cực tốt này cho phép Galaxy S10 trở thành một trong những thiết bị hiếm hoi vừa mang trong mình những công nghệ đỉnh cao nhất, vừa sở hữu một vẻ ngoài độc nhất sang trọng.
Với không chỉ một mà là vô số những thế mạnh trên khía cạnh chế tác và công nghệ, chắc chắn Galaxy S10 sẽ mở ra một kỷ nguyên thiết kế mới cho làng Android đầu bảng. Nhưng để là người dẫn đầu cho trào lưu, trước hết Samsung phải sở hữu một quá khứ hào hùng: hiếm có công ty nào sở hữu hàng chục năm thống trị các thị trường điện tử, điện lạnh, bán dẫn và hiển thị như Samsung. Từ khi các đối thủ còn vô danh, Samsung đã cùng hàng chục triệu người dùng trên toàn cầu đi qua biết bao nhiêu thay đổi, từ CRT đến LCD và OLED, từ module RAM 64 kiloByte đầu tiên đến bộ nhớ 1TB, từ 3G đến 4G LTE và nay là 5G.
Hàng chục năm dẫn đầu tích tụ trên chiếc Galaxy S10, để gửi đến người dùng và cả các đối thủ một thông điệp duy nhất: không có lý do, không có sự đánh đổi nào cả. Galaxy S10 vẫn sở hữu màn hình được DisplayMate đánh giá đẹp nhất từ trước tới nay với điểm A+ mà không có “tai thỏ”, vẫn có pin siêu lớn và cả jack tai nghe, có tới 3 camera được hoàn thiện tối đa (góc chụp rộng nhất thị trường với 123 độ, AI thực sự hữu dụng), vẫn có sạc nhanh và sạc không dây đi cùng hệ sinh thái hoàn hảo.
Smartphone Galaxy đơn giản là trải nghiệm di động tuyệt vời nhất có thể.