Những món cổ vật tưởng chừng đơn sơ như chum, phản,… nhưng với niên đại hàng trăm năm tuổi, chúng lại được các nhà khảo cổ định giá hàng tỷ đồng tại ngôi nhà gia đình ông Cao Toàn (Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội).
Ngôi nhà của ông Cao Toàn được xem là một trong những ngôi nhà cổ nhất tại Đường Lâm hiện vẫn còn giữ được nét kiến trúc nguyên vẹn nhất, với các vật liệu, dụng cụ từ xa xưa để lại. Nhà ông mở của cho khách tham quan được 3 năm gần đây, trước đó thì không mở vì không có ai ở nhà.
Ông Toàn chia sẻ: “Chú được thừa kế ngôi nhà này từ bên đằng ngoại từ những năm 90 đến nay là đã gần 30 năm”.
Theo lời kể của ông Cao Toàn, gia đình đã mất hơn 10 năm để chuẩn bị những cây gỗ, vật liệu và mất 10 năm nữa mới dựng hoàn thiện được ngôi nhà. Gỗ để xây nhà là gỗ xoan, đinh, dổi,… Những điều này đã tạo nên điểm vô giá của ngôi nhà.
Bên ngoài của ngôi nhà giữ được sự nguyên vẹn với những nét cổ kính rất riêng chỉ có ở những ngôi nhà cổ của Bắc Bộ xưa.
Ngôi nhà được thiết kế năm gian, ba gian giữa, hai gian buồng. Đây là bộ bàn thờ gia tiên theo như ông Cao Toàn kể lại thì nó còn lâu đời hơn cả ngôi nhà với hơn 500 năm tuổi thọ.
Chiếc phản cũng có niên đại hàng trăm năm nhưng vẫn giữ được dáng dấp theo năm tháng.
Trước hiên nhà là những chiếc chum lớn ngày xưa nó được dùng để đựng tương và nay nó được để trương bày cho khách tham quan.
Những chiếc chum được gia đình sắp xếp lại gọn gàng tạo ấn tượng với người tham quan ngôi nhà
Trải qua quãng thời gian dài như vậy nhưng những chiếc chum vẫn còn nguyên vẹn và không sứt mẻ, phai màu. Ông Toàn chia sẻ: “Những chiếc chum này cũng có tuổi thọ gần ngang với ngôi nhà và giá trị của nó cũng không hề nhỏ. Riêng chiếc chum to được định giá hơn 1 tỷ đồng”.
Ngôi nhà của ông đã được định giá là hơn 220 tỷ vào năm 2006 nhưng ông không bán vì đây là ngôi nhà do tổ tiên truyền lại, ông muốn giữ những giá trị truyền thống để cho con cháu sau này có thể thấy được ngôi nhà cổ một cách nguyên vẹn nhất.
Ngôi nhà được xếp hàng di tích nhà cổ loại 1 cấp tỉnh, thành phố vào năm 2008
Những nét hoa văn trên những bộ cửa vẫn còn rất nguyên vẹn và tinh xảo dù đã trải qua hàng trăm năm.
Vách nhà được thiết kế hơi nghiêng ra ngoài một góc, khi hỏi về điều này, ông Toàn cho biết: “Sở dĩ nó được người xưa thiết kế nghiêng vậy là để tránh trời mưa, nước mưa ngấm vào chân tường dẫn đến việc nhanh xuống cấp tường bao của ngôi nhà”.
Những tấm sơn son thiếc vàng dù có tuổi đời hàng trăm năm nhưng vẫn còn nguyên vẹn.
Trong nhà còn treo những vật dụng làm nông của các cụ để lại và được hai cha con ông Toàn tu sửa lại.
Ông cũng không ép buộc con cháu hay giáo huấn khắt khe về việc phải giữ gìn và bảo vệ căn nhà mà nó phải dựa trên ý thức, sự tự nguyện. Ông Toàn tâm sự: “Cái tài sản này nó là vô giá, nên không thể ép buộc ai được, các con chú hiện tại bây giờ cùng không áp lực cho đứa nào cả.
Đứa nào có ý thức, tụ nguyện thì mai này mình sẽ giao lại nhà cho nó, nếu mình ép buộc nó mà nó không có ý thức mai này nó bán lại những giá trị mà các cụ để lại mình cũng không biết được”.