Có những dấu hiệu rất nhỏ nhưng đôi khi nó lại là cảnh báo cho một vấn đề lớn về sức khoẻ. Hãy chú ý tới 6 triệu chứng sau đây để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
Hầu hết các cơn đau nhức hiếm khi trở thành một vấn đề lớn. Nhưng có một vài triệu chứng quan trọng mà bạn nên kiểm tra càng sớm càng tốt. Hãy đi gặp bác sĩ ngay nếu bạn có bất kỳ những triệu chứng nào dưới đây.
1. Tình trạng yếu ớt ở tay và chân
Nếu bạn bị tê hoặc yếu ở chân, cánh tay hoặc mặt, đó có thể là dấu hiệu của đột quỵ. Điều này đặc biệt nghiêm trọng nếu nó xảy ra ở một bên của cơ thể bạn hoặc nếu nó xuất hiện mà không hề có dấu hiệu trước đó.
Bạn cũng có thể bị đột quỵ nếu cảm thấy chóng mặt, không thể giữ thăng bằng hoặc cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển. Những cơn đau đầu đột ngột, không thể nhìn rõ hoặc gặp những vấn đề khó khăn khi nói hoặc hiểu cũng có thể xảy ra.
Đừng chờ đợi cho đến khi các triệu chứng này dừng lại. Hãy nhận sự trợ giúp khẩn cấp ngay lập tức, bởi vì mỗi khoảnh khắc đều có giá trị. Nếu bạn nhận được một loại thuốc để phá vỡ cục máu đông trong vòng 4 giờ 30 phút khi các triệu chứng trên bắt đầu, bạn sẽ giảm được khả năng gặp các vấn đề sức khoẻ dài hạn.
Nếu bạn có các vấn đề liên quan đến tim như huyết áp cao hoặc rung tâm nhĩ, hãy chú ý đến các triệu chứng này. Nếu có những dấu hiệu này xảy ra, bạn có khả năng cao bị đột quỵ
2. Đau tức ngực
Tất cả chúng ta đều cảm thấy đau ngực dưới một hình thức nào đó, cho dù đó là một cơn đau âm ỉ hay giống như là một cú đâm mạnh. Đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng sắp xảy ra, điều quan trọng lúc này là hãy nhận sự trợ giúp y tế ngay lập tức.
Đau ngực hoặc tức ngực có thể là dấu hiệu của một cơn đau tim hay bệnh tim, đặc biệt là nếu nó xảy ra khi bạn hoạt động.
Những người từng bị đau ngực mà có liên quan đến tim mô tả rằng, lúc đó họ có một cảm giác nóng rát, đầy hoặc căng cứng ở ngực. Đôi khi, cảm giác đau ở một hoặc cả hai cánh tay có thể di chuyển lên cổ, hàm và vai. Sự khó chịu có thể kéo dài hơn một vài phút, và trở nên tồi tệ hơn khi bạn hoạt động. Cơn đâu biến mất nhưng sau đó lại tiếp tục quay lại.
Thông thường, đau ngực không liên quan gì đến tim của bạn. Nguyên nhân có thể là do ợ nóng hoặc các vấn đề khác về tiêu hoá.
Đừng cố gắng vượt qua nó hoặc đợi nó biến mất. Gặp bác sĩ ngay nếu bạn mới đau hoặc không giải thích được nguyên nhân của cơn đau trước ngực.
3. Bị đau ở phía sau chân dưới (từ đầu gối trở xuống)
Đây có thể là dấu hiệu của việc có cục máu đông ở chân của bạn. Nó được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT). Nó có thể xảy ra khi có một điều kiện tác động gây ảnh hưởng đến các cục máu đông của bạn. Cục máu đông cũng có thể xuất hiện nếu bạn ngồi hoặc nằm trên giường trong một thời gian dài.
Mang thai, sử dụng thuốc tránh thai, hút thuốc và thừa cân cũng là những nguyên nhân làm cho cục máu đông xuất hiện dễ dàng hơn.
Nếu có cục máu đông, bạn có thể cảm thấy bị đau. Khu vực này có thể bị sưng. Da của bạn có thể cảm thấy nóng hơn và đỏ lên.
Không có gì lạ khi bị đau sau khi tập thể dục, nhưng hãy nhờ trợ giúp y tế nếu bạn thấy sưng, ấm nóng và đỏ. Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) có thể nghiêm trọng hơn. Các cục máu đông ở chân có thể vỡ ra, chảy qua dòng máu và chặn lưu lượng máu đến phổi của bạn. Các bác sĩ gọi đây là thuyên tắc phổi, và có thể dẫn đến tử vong.
4. Có máu trong nước tiểu của bạn
Có một số lý do bạn có thể thấy máu khi đi tiểu.
Nếu bạn bị sỏi thận, máu có thể làm cho nước tiểu của bạn có màu hồng hoặc đỏ. Những tinh thể nhỏ hình thành trong nước tiểu của bạn có thể gây ra đau đớn ở sườn bên cạnh hoặc phía sau lưng của bạn.
Bác sĩ có thể chụp CT hoặc siêu âm để kiểm tra chúng. Bạn có thể bị sỏi thận. Một số sỏi thận sẽ tự đi ra khỏi cơ thể khi đi tiểu. Nhưng chờ đợi điều đó xảy ra có thể rất đau đớn. Bạn cần một cuộc phẫu thuật để có thể loại bỏ những viên sỏi lớn hơn.
Nếu bạn thấy có máu trong nước tiểu, phải đi tiểu thường xuyên hơn hoặc sẽ có cảm giác nóng rát khi đi. Bạn có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu ở bàng quang hoặc thận. Hãy đi gặp bác sĩ của bạn ngay. Tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương thận và các vấn đề về sức khoẻ nghiêm trọng hơn.
Máu trong nước tiểu của bạn đôi khi cũng có thể là dấu hiệu của các bệnh khác, như ung thư bàng quang hoặc thận.
5. Thở khò khè
Nếu bạn nghe thấy tiếng huýt sáo khi bạn thở, hãy đi khám bác sĩ ngay. Thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh hen suyễn, bệnh phổi, các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc do việc tiếp xúc với hóa chất. Nó cũng có thể cũng được xem là dấu hiệu báo hiệu cho bệnh viêm phổi hoặc viêm phế quản.
Cách chữa trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Bạn sẽ cần lượng oxy lớn để giúp việc thở dễ dàng hơn. Nếu là hen suyễn, một ống hít sẽ là cần thiết trong kế hoạch điều trị để ngăn chặn bệnh bùng phát. Không có vấn đề gì sau khi thở khò khè, bạn sẽ giảm được cơn đau nhanh chóng hơn khi ngồi trong phòng tắm nơi không khí ẩm hoặc sử dụng máy xông hơi.
6. Suy nghĩ về việc tự tử
Nếu bạn cảm thấy vô vọng, bế tắc, hãy liên hệ ngay với bác sĩ tâm lí để được giúp đỡ. Sẽ tốt hơn khi bạn được nói chuyện với một cố vấn chuyên nghiệp.
Bạn cũng có thể đi đến phòng khám đa khoa hoặc các trung tâm tư vấn tâm lí và yêu cầu sự giúp đỡ. Bác sĩ hoặc nhân viên tư vấn có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia về vấn đề bạn đang gặp phải.
*Theo webmd