Theo chuyên gia, một đứa trẻ bị quấy rối, lạm dụng tình dục là sang chấn cực kỳ “khủng kiếp” ám ảnh suốt đời, ảnh hưởng tới cuộc sống của trẻ sau này.
Bệnh lý hay do điều gì?
Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra những vụ việc trẻ em bị quấy rối tình dục như: thầy giáo dâm ô với học sinh tại Bắc Giang, một bé gái bị xâm hại tình dục tại huyện Chương Mỹ, hay như mới đây nhất là vụ việc bé gái bị một người đàn ông lao vào ép hôn, sàm sỡ trong thang máy.
Trước những sự việc đau lòng xảy ra như trên nhiều người tỏ ra lo lắng, đặt ra câu hỏi những thủ phạm gây ra những sự việc trên có phải đang mắc bệnh lý và vì sao xâm hại tình dục ở trẻ em ngày một tăng khi mà xã hội đang ngày càng phát triển.
Liên quan tới vụ việc nguyên Viện phó VKS sàm sỡ bé gái PGS.TS.Nguyễn Thị Hoài Đức, Nguyên Viện trưởng viện Sức khỏe sinh sản và gia đìnhcho rằng trường hợp này không phải là bệnh lý mà là do nhận thức về tình dục không đầy đủ.
Con người có bản năng tình dục, cả nam và nữ đều có ham muốn tình dục nhất định. Tuy nhiên, hành vi tình dục của con người vẫn được kiểm soát bởi bộ não để phân biệt đúng, sai. Đứng trước cái đẹp đàn ông sẽ đều rung động nhưng không đồng nghĩa với việc sẽ làm ra việc trái đạo đức, vi phạm pháp luật.
“Ngày nay khi xã hội ngày các phát triển con người cũng được tiếp xúc với nhiều hình ảnh khêu gợi trên mạng và khi con người bị kích thích không thể kiểm soát được mình thì sẽ gây ra tội lỗi”, PGS.TS.Nguyễn Thị Hoài Đứcnói.
Còn theo TS.BS Dương Minh Tâm – Trưởng phòng Điều trị các rối loạn liên quan stress, Viện Sức khỏe Tâm thần (BV Bạch Mai) vụ sàm sỡ, cưỡng hôn trẻ trong thang máy là một hành vi không kiềm chế được bản thân chứ không phải vấn đề bệnh lý.
Những đứa trẻ bị xâm hại sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
TS.BS TS.BS Dương Minh Tâm cho biết, trong thực tế lâm sàng bác sĩ đã gặp nhiều trường hợp bệnh nhân bị rối loạn stress sau sang chấn. Đây đều là những sang chấn “kinh khủng”. Hình ảnh của sang chấn sẽ tồn tại trong đầu người bị hại, cảm xúc gắn sâu vào người bị hại.
Những ký ức luôn có hình ảnh khiến bệnh nhân sợ hãi, mất tập trung, xấu hổ, mất tự tin, ức chế tư duy… kéo dài suốt đời. Với bệnh nhân này rất khó điều trị vì bệnh nhân không cởi mở, chia sẻ với bác sĩ.
“Nếu như những biếu hiện trên tồn tại kéo dài sẽ khiến cho bệnh nhân cảm thấy không có lối thoát, sống trong đau đớn”, bác sĩ Tâm nói.
Điều trị cho những bệnh nhân gặp sang chấn sau khi bị xâm hại bằng phương pháp tâm lý giả vờ. Bác sĩ phải giúp cho bệnh nhân cởi lòng nói nguyên nhân, nói chuyện với bệnh nhân để đưa các cảm xúc tích cực thay thế cho cũng cảm xúc tiêu cực.
Để giúp con trẻ tránh khỏi nguy cơ bị xâm hại cha mẹ cần phải dạy trẻ kỹ năng bảo vệ con. Đến tuổi nào trẻ có thể vô tư chơi với bố mẹ, anh em; tuổi nào chỉ bố, mẹ mới được chạm vào con; hành vi như nào được gọi là xâm hại tình dục…
Ngoài ra, trong nhà trường nên dạy trẻ về giới tính và kỹ năng tự bảo vệ mình. Điều này giúp trẻ cảnh giác được với những hành vi gây hại cho bản thân từ người thân quen, người lạ.
Vì trên thực tế, đa số các trường hợp xâm hại trẻ em lại đến từ người thân quen, người đã biết mặt, họ là chú, dượng, anh, em, hàng xóm, bạn của bố mẹ….
Trong trường hợp trẻ bị xâm hại tùy theo mức độ tổn thương và biểu hiện của trẻ mà cha mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ, đưa trẻ đi gặp chuyên gia tâm lý để trị liệu giúp trẻ khắc phục tình trạng sang chấn tâm lý.