Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo có 12 siêu vi khuẩn kháng các loại kháng sinh, kháng kháng sinh đang trở thành vấn đề toàn cầu không riêng của nước nào.
Báo động kháng thuốc
Nếu không may nhiễm vi khuẩn kháng kháng sinh thì ngay cả cơ sở y tế hiện đại nhất việc điều trị cũng khó khăn, chi phí tốn kém.
Tại khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương có nhiều bệnh nhân bị viêm phổi nặng vì nhiễm vi khuẩn đa kháng thuốc. Nhiều bệnh nhân nhập viện trong tình trạng rất nặng vì kháng các loại thuốc.
Bệnh nhân N.V.T 64 tuổi được chuyển từ Nghệ An trong tình trạng nhiễm trùng huyết nặng. Dù được cấp cứu bằng các thiết bị hiện đại, lọc máu nhưng đến nay bệnh nhân vẫn đang rất nguy kịch do mắc vi khuẩn kháng thuốc. Hiện bệnh nhân vẫn trong tình trạng viêm phổi.
Bác sĩ Nguyễn Thế Hưng – Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết bệnh nhân kháng thuốc là những bệnh nhân rất nặng, việc điều trị hạn chế vì đã cả kháng sinh thế hệ mới.
Do vậy phác đồ tiên tiến nhất hiện nay bệnh nhân cũng khó đáp ứng vì phải sử dụng nhiều loại thuốc, độc tính cao, Đặc biệt, bệnh nhân đã bị suy gan nên việc dung nạp dùng thuốc cũng khó hơn rất nhiều.
Ngay cả các bác sĩ cũng áp lực vì việc lựa chọn thuốc cho bệnh nhân phải chọn lọc thuốc do vi khuẩn đã có khả năng đề kháng cao. Kháng kháng sinh đang trở thành thách thức trong điều trị. Trong khi đó, việc sử dụng thuốc kháng sinh hiện nay rất bữa bãi chưa kể tình trạng mua thuốc dễ dàng như hiện nay.
GS, TS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cho biết tại bệnh viện tiếp nhận các ca nhiễm khuẩn nặng từ tuyến dưới trở lên đều là những bệnh nhân do vi khuẩn đa kháng thuốc. Mỗi ngày có từ 5 – 7 bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết nặng và nguy cơ tử vong rất cao từ 70 – 80 %.
Theo giáo sư Kính WHO cảnh báo 12 loại siêu vi khuẩn thì ở nước ta có đủ 12 vi khuẩn này, trong nghiên cứu, theo dõi các vi khuẩn kháng thuốc ở 16 bệnh viện lớn trong cả nước thì Acinetobacter Baumanni đã kháng với tất cả các loại thuốc kháng sinh. Acinetobacter gây ra viêm phổi và nhiễm trùng vết mổ, có thể gây nhiễm trùng máu không thể chữa được.
Còn tụ cầu, vi khuẩn gram âm… cũng có tỷ lệ kháng rất cao. GS Kính cho biết Việt Nam đã phân lập được 12 loại vi khuẩn này.
Kháng sinh được coi là biểu tượng cho cách mạng y học, 90 năm qua penicilin được sử dụng như một thần kỳ chữa các bệnh nhưng đến nay do sử dụng bừa bãi khiến, vi khuẩn kháng thuốc rất phức tạp.
Mỗi khi thuốc mới nghiên cứu ra thì đã bị vi khuẩn kháng lại, có những thuốc chỉ xuất hiện 2,3 năm đã bị kháng thuốc. Chúng ta sẽ đối mặt với mất khả năng điều trị các bệnh nhiễm trùng vì các bệnh này sẽ là nguy cơ tử vong hàng đầu.
Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo 10 triệu người có thể chết mỗi năm do vi khuẩn kháng thuốc và đến năm 2050 cứ 3 giây có người chết vì vi khuẩn kháng thuốc gây ra.
Cuộc đua với kháng thuốc
Tình trạng kháng kháng sinh đó là nỗi bất lựcTr lớn nhất của thầy thuốc khi nhìn thấy người bệnh nguy hiểm mà không biết chữa bằng thuốc nào. Người bệnh và gia đình người bệnh cũng rơi vào trạng thái bất hạnh.
Để tìm kháng sinh mất cả thập kỷ nhưng nếu không sử dụng đúng cách thì sẽ nguy hiểm vì vi khuẩn biến đổi hàng giờ, hàng ngày. Trong cuộc đua giữa thuốc kháng sinh và vi khuẩn thì vi khuẩn đang thắng thế.
GS, TS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương
PGS Nguyễn Văn Kính cho biết trong quá trình chạy đua, bác sĩ vẫn phải phối hợp nhiều kháng sinh để điều trị với vi khuẩn kháng thuốc hoặc dự phòng vi khuẩn kháng thuốc. Việc này phải phát hiện sớm vi khuẩn để sử dụng thuốc kháng sinh đúng và đủ.
Thứ nhất: đúng bệnh, đúng thuốc phải có bác sĩ kê đơn không tự mình chữa bệnh. Bác sĩ kê đơn nếu có bằng chứng vi sinh vật học thì tốt nhất. Nhưng nhiều khi bằng chứng khi bệnh nhân có triệu chứng lâm sàng thì cần có kinh nghiệm và thông báo kháng thuốc trong bệnh viện. Kháng sinh cần phải sử dụng để điều trị vi khuẩn.
Thứ hai: Dùng đủ thuốc phải dùng đủ liều.
Nhiều nước mới sử dụng kháng sinh thế hệ thứ nhất thì ở Việt Nam đã sử dụng tới kháng sinh thế hệ thứ 3, thứ 4.
Theo nghiên cứu ở nước ta có 90 % mua kháng sinh không cần đơn, 50% kê kháng sinh không hợp lý, 32% kê cho người không nhiễm khuẩn, 33% cho dùng kháng sinh kéo dài không cần thiết.