Trong hơn 40 năm gia nhập LHQ, Việt Nam đã có rất nhiều đóng góp, tham gia nhiều cơ quan quan trọng của LHQ như Hội đồng Kinh tế – Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC), Hội đồng Bảo an. Cuối năm 2016, lần đầu tiên Việt Nam có đại diện tham gia và được bầu làm Phó chủ tịch thứ hai Ủy ban Luật pháp Quốc tế (ILC). Việt Nam tích cực tham gia trên tất cả ba trụ cột hoạt động của LHQ là Hòa bình, An ninh Phát triển và Quyền con người.
Từ ngày 25 – 30/9 tại New York (Mỹ), diễn ra Phiên Thảo luận chung Cấp cao Khóa 74 Đại hội đồng Liên hợp quốc, chủ đề của Phiên thảo luận chung năm nay là: “Tăng cường các nỗ lực đa phương để xóa nghèo, giáo dục chất lượng, hành động và hợp tác về khí hậu”. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự sự kiện này.
Phiên Thảo luận chung Cấp cao Khóa 74 Đại hội đồng Liên hợp quốc năm nay, dự kiến 143 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ sẽ tham gia vào các phiên thảo luận.
Bên cạnh Phiên thảo luận chung là các sự kiện cấp cao khác như Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu, Cuộc họp Cấp cao của LHQ về Phổ cập chăm sóc sức khỏe toàn dân, Diễn đàn Chính trị Cấp cao về Phát triển bền vững, Sự kiện Cấp cao kỷ niệm Ngày quốc tế về xóa bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân…Ưu tiên của khóa họp lần này là thúc đẩy hòa bình, an ninh và ngăn chặn xung đột; tăng cường hợp tác để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững, nhất là xóa đói giảm nghèo, giáo dục chất lượng và hành động về biến đổi khí hậu.
Từ 51 quốc gia thành viên khi được thành lập, LHQ hiện có 193 quốc gia thành viên và trở thành một hệ thống toàn diện gồm 6 cơ quan chính, nhiều cơ quan phụ trợ, 20 tổ chức chuyên môn và 5 Ủy ban kinh tế – xã hội đặt ở các khu vực, hàng chục quỹ và chương trình, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực từ giải quyết và ngăn ngừa xung đột, giải trừ quân bị và không phổ biến, chống khủng bố, bảo vệ người tỵ nạn, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, cho đến thúc đẩy dân chủ, nhân quyền, bình đẳng giới, phát triển kinh tế và xã hội…
Trải qua 75 năm phát triển, Liên hợp quốc (LHQ) trở thành tổ chức toàn cầu rộng rãi nhất với sự tham gia của hầu như toàn bộ các quốc gia độc lập của hành tinh. Vai trò và hoạt động của LHQ được mở rộng về mọi mặt, nỗ lực hoạt động hướng tới thực hiện các tôn chỉ mục đích đã được đề ra, qua đó đem lại những tác động tích cực, to lớn đến đời sống quốc tế và từng dân tộc.
Kể từ khi gia nhập LHQ vào năm 1977, Việt Nam đã và đang là một thành viên có trách nhiệm và đóng góp tích cực vào mọi lĩnh vực hoạt động, đồng thời là một trong những quốc gia đi tiên phong trong thúc đẩy hòa bình, tiến bộ, hợp tác và phát triển trên thế giới, có đóng góp cụ thể vào quá trình xây dựng và thực thi các điều ước quốc tế của LHQ nhằm xây dựng một thể chế đa phương toàn cầu công bằng, minh bạch và hiệu quả, đáp ứng nguyện vọng chung của toàn nhân loại. Đóng góp của Việt Nam đã để lại dấu ấn đậm nét được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, đặc biệt là trong hoạt động của Đại hội đồng, Hội đồng Bảo an, Hội đồng Nhân quyền, Hội đồng Kinh tế – Xã hội và nhiều cơ quan trực thuộc LHQ.
Trong hơn 40 năm gia nhập LHQ, Việt Nam đã có rất nhiều đóng góp, tham gia nhiều cơ quan quan trọng của LHQ như Hội đồng Kinh tế – Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC), Hội đồng Bảo an. Cuối năm 2016, lần đầu tiên Việt Nam có đại diện tham gia và được bầu làm Phó chủ tịch thứ hai Ủy ban Luật pháp Quốc tế (ILC). Việt Nam tích cực tham gia trên tất cả ba trụ cột hoạt động của LHQ là Hòa bình, An ninh Phát triển và Quyền con người.
Năm 2007, Việt Nam trúng cử vị trí Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an nhiệm kỳ 2008-2009. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham gia vào cơ quan quan trọng nhất của LHQ về hòa bình, an ninh quốc tế. Một số đóng góp nổi bật của Việt Nam trong nhiệm kỳ này là Hội đồng Bảo an thông qua Nghị quyết 1889 do Việt Nam đề xuất về Phụ nữ, Hòa bình và An ninh, với nội dung tập trung về nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái trong hoàn cảnh hậu xung đột và tăng cường sự tham gia của nữ giới trong mọi giai đoạn của tiến trình hòa bình. Việt Nam cũng đưa ra sáng kiến tổ chức tham vấn rộng rãi với các thành viên LHQ ngoài Hội đồng Bảo an về Báo cáo hàng năm của Hội đồng Bảo an trước Đại hội đồng.
Tháng 6/2019, Đại hội đồng LHQ đã bầu Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng Bảo an LHQ nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu cao kỷ lục trong 75 năm phát triển của LHQ (192/193 phiếu). Điều này thể hiện các nước hết sức coi trọng vai trò, vị thế, uy tín của Việt Nam và đặc biệt là khả năng đóng góp vào công việc chung của thế giới khi Việt Nam tham gia vào Hội đồng Bảo an. Tại LHQ, Hội đồng Bảo an là cơ quan có vai trò hàng đầu trong việc bảo vệ hòa bình và an ninh thế giới. Với việc tham gia Hội đồng Bảo an, Việt Nam sẽ tham gia vào cơ chế toàn cầu quan trọng nhất trong lĩnh vực bảo đảm hòa bình và an ninh, góp phần giải quyết các cuộc xung đột trên thế giới.