Việt Nam kêu thiếu máu, sao lại có huyết tương xuất khẩu: Chuyên gia Huyết học giải thích

“Dùng từ xuất khẩu huyết tương theo cá nhân tôi chưa hoàn toàn chúng xác. Mà đúng hơn là thuê nước ngoài gia công huyết tương ra các thành phẩm”, TS Khánh nói.

Dùng sai từ gây hiểu lầm

Mới đây, Ngân hàng máu của Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM thông tin có thể xuất khẩu huyết tương đi nước ngoài. Nhiều người đã đặt ra câu hỏi “Việt Nam đang thiếu máu trầm trọng, vì sao lại có huyết tương xuất khẩu?”.

Trên cộng đồng mạng xã hội nhiều người còn bày tỏ quan điểm tiêu cực sẽ không đi hiến máu, vì họ cho rằng có sự mập mờ trong hiến máu.

TS BS Bạch Quốc Khánh, Viện trưởng Viện huyết học và truyền máu Trung ương cho biết, câu chuyện về huyết tương “xuất khẩu huyết tương đi nước ngoài” cần dùng từ chính xác hơn để tránh gây hiểu lầm không đáng có cho người dân.

Việt Nam kêu thiếu máu, sao lại có huyết tương xuất khẩu: Chuyên gia Huyết học giải thích - Ảnh 1.

Việt Nam chưa có nhà máy gia công huyết tương vì vậy trong tương lai sẽ phải gửi đi nước ngoài.

“Tôi nghe từ “xuất khẩu” huyết tương ra nước ngoài cảm thấy nó rất “khủng”. Chính xác hơn huyết tương  Việt Nam đủ điều kiện để gửi đi gia công tại các nhà máy tại nước ngoài”. TS Khánh chia sẻ.

Cũng theo TS. Khánh một đơn vị máu sau khi tiếp nhận về sẽ phải thực  hiện công đoạn tách ra làm gồm3 phần: hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương.

Trong đó, hồng cầu là thứ cần dùng nhiều nhất trong điều trị tất cả các bệnh. Thiếu máu phải truyền hồng cầu không thể truyền huyết tương. Huyết tương thì ít sử dụng hơn và thời gian lưu trữ dài khoảng 2 năm.

“Ở các nước phát triển công nghệ cao họ sẽ dùng huyết tương tiếp nhận để điều chế ra các chế phẩm như: Albumin, Gammaglobulin, các yếu tố đông máu.

Các chế phẩm này hiện nay Việt Nam không tự làm được mà đang phải nhập để phục vụ điều trị cho người bệnh. Chi phí nhập các chế phẩm này rất đắt, mỗi năm chúng ta phải chi phí khoảng vài triệu đô la/ mỗi năm“, TS Khánh cho hay.

Do chưa nhà máy huyết tương để gia công, vì vậy, Việt Nam sẽ phải gửi huyết tương đi gia công thành các chế phẩm Albumin, Gammaglobulin, các yếu tố đông máu tại nhà máy nước ngoài.

TS. Khánh giải thích thêm: “Sau khi gia công xong họ sẽ chuyển về Việt Nam và chúng ta sẽ dùng cho bệnh nhân với chi phí thấp đi rất nhiều. Nhờ vậy bệnh nhân sẽ được hưởng lợi hơn so với việc dùng huyết tương nhập khẩu như hiện nay.

Cũng cần phải biết thêm, nguyên tắc sử dụng huyết tương trên thế giới: huyết tương của nước nào thì nước đó sử dụng. Bởi vì, huyết tương dù có xử lý tốt đến đâu cũng không thể đảm bảo 100% không còn bệnh truyền nhiễm.

Khi Việt Nam gửi huyết tương sang gia công như thế nào thì họ sẽ chuyển lại chế phẩm đó cho Việt Nam. Họ sẽ không dám sử dụng huyết tương của Việt Nam cho người dân của họ, vì vấn đề an toàn, trách nhiệm pháp lý”.

Việc Bệnh viện Truyền máu Huyết học TP.HCM ở đây  cần phải hiểu rõ hơn là đạt được GMP là một tiêu chuẩn chất lượng để nhà máy chấp nhận gia công huyết tương cho mình.

“Một cách dễ hiểu hơn là trước khi được sự chấp thuận gia công của nước ngoài thì Việt Nam cần phải thoả mãn các yếu tố của họ. Nghĩa là nguồn đầu vào (huyết tương) phải đảm bảo, thoả mãn các tiêu chuẩn của nước họ”, TS Khánh chia sẻ.

Việt Nam chưa  đủ huyết tương để nhờ nước ngoài gia công

Theo TS Khánh hiện nay Việt Nam vẫn chưa làm được việc chuyển huyết tương ra nước ngoài gia công. Bởi vì, hiến máu của người dân vẫn rất thấp chưa đặt được 2% dân số, khi nào đạt được 2% mới hy vọng chuyển huyết tương ra nước ngoài gia công thành thành phẩm.

“Đáng ghi nhận nhân của BV Truyền máu Huyết học TP.HCM đạt được tiêu chuẩn Châu Âu. Còn câu chuyện chuyển huyết tương ra nước ngoài để gia công chỉ là câu chuyện của tương lai khi đã đủ điều kiện chấp thuận của cơ quan quản lý, 2% dân số hiến máu” TS Khánhcho hay.